Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xử trí khi bị chảy máu mũi

Đa số các trường hợp chảy máu mũi không cần phải đến gặp bác sỹ, nhưng bạn nên biết những triệu chứng hiếm gặp xảy ra khi chảy máu mũi khiến bạn cần phải đến gặp bác sỹ.

Máu phun ra từ mũi bạn có thể là một cảnh tượng đáng sợ. Tuy nhiên, rất hiếm khi bạn phải đến phòng cấp cứu do chảy máu mũi. Trong đa số các trường hợp, bạn có thể tự cầm máu được. Trong một số trường hợp hiếm gặp bạn mới cần đến chăm sóc y tế để làm ngưng tình trạng chảy máu mũi.

Nguyên nhân của chảy máu mũi

Chảy máu mũi có thể xảy ra do bất cứ nguyên nhân gì. Mũi là nơi chứa rất nhiều mạch máu nhỏ, mỏng và rất dễ vỡ, do vậy chảy máu mũi là một tình trạng rất hay gặp.

Khi không khí đi vào mũi, lớp màng niêm mạc mũi cũng rất dễ bị khô hoặc kích ứng, đặc biệt là khi không khí hanh khô. Điều này có thể dẫn đến việc hình thành một lớp vẩy cứng bên trọng mũi của bạn. Lớp vẩy này có thể sẽ chảy máu nếu bạn kích thích mũi bằng cách ngoáy mũi hoặc xì mũi quá mạnh.

Những nguyên nhân khác có thể gây chảy máu mũi bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp, như bị cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng.
  • Có vật lạ mắc ở trong mũi
  • Vách ngăn mũi bị lệch
  • Đang dùng thuốc làm loãng máu
  • Bị rối loạn chảy máu hoặc tăng huyết áp
  • Thường xuyên dùng thuốc xịt mũi
  • Chấn thương mũi hoặc phẫu thuật mũi
  • Hắt hơi

Làm thể nào để dừng chảy máu mũi?

Đầu tiên, không được hoảng loạn. Chảy máu mũi rất ít khi gây nguy hiểm. Nếu con bạn bị chảy máu mũi, hãy bảo đảm rằng trẻ giữ được bình tĩnh trong khi bạn xử trí tình huống này.

Bắt đầu kiểm soát tình trạng chảy máu bằng các bước sau:

  • Ngồi xuống và nghiêng đầu về phía trước để tránh nuốt phải máu. Nuốt quá nhiều máu có thể dẫn đến ho, sặc, đau bụng.
  • Nhẹ nhàng bóp mũi của bạn bằng cách dùng ngón trỏ và ngón cái trong ít nhất 10 phút (theo hình dưới).
  • Sau 10 phút, thả tay ra để xem liệu máu đã ngừng chảy chưa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, tiếp tục bóp mũi trong 10 phút nữa.
Bạn có thể thử dùng băng dán lạnh hoặc chườm lạnh ngang qua sống mũi để ngăn chảy máu. Không được đút bất cứ thứ gì vào trong mũi. Đút giấy hoặc gạc vào mũi sẽ làm lớp niêm mạc ngoài cùng của mũi bong ra, làm lớp dưới niêm mạc của mũi lộ ra ngoài. Lớp dưới niêm mạc này chứa rất nhiều mạch máu và rất dễ chảy máu.

Nếu sau tất cả những cách trên mà mũi vẫn chảy máu, bạn có thể thử dùng những loại thuốc chống xung huyết mũi dạng xịt (thuốc không cần kê đơn) để làm co các mạch máu lại.

Nếu gần đây bạn bị chảy máu mũi, cố không thổi, cọ xát hoặc ngoáy mũi ít nhất vài tiếng để lớp niêm mạc mũi có thể hồi phục.

Khi nào cần đến gặp bác sỹ?

Đó là khi bạn áp dụng tất cả những cách trên mà không hiệu quả. Chảy máu mũi sẽ là tình trạng đáng lo ngại nếu kéo dài hơn 30 phút hoặc chảy máu mũi đi kèm với đau, nhức đầu hoặc ngạt mũi.

Nếu mũi bạn chảy máu sau một chấn thương ở mũi hoặc đầu, bạn nên đi khám ngay lập tức. Những dấu hiệu cảnh báo rằng bạn nên đến gặp bác sỹ bao gồm:

  • Mất quá nhiều máu (nhiều hơn 200ml máu)
  • Chảy máu rất nhanh và nhiều
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc choáng ngất
  • Máu chảy xuống họng kể cả khi bạn đã ngồi xuống và nghiêng đầu về phía trước. Điều này có thể là dấu hiệu của một dạng chảy máu mũi nguy hiểm
  • Thường xuyên bị chảy máu mũi.

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào ở trên, tốt nhất bạn nên đến phòng cấp cứu nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần điều trị như vậy. Một nghiên cứu năm 2013 được đăng trên tạp chí JAMA Otolaryngology tiến hành trên 57.000 bệnh nhân đến bệnh viện do chảy máu mũi cho thấy, điều trị duy trì có thể làm giảm chảy máu cho khoảng gần 40% số trường hợp.

Khi chảy máu mũi cần phải đến bệnh viện, bác sỹ có thể có rất nhiều cách điều trị khác nhau. Trường hợp nặng nhất sẽ phải tiến hành phẫu thuật để cầm máu, nhưng đa số bệnh nhân có thể kiểm soát tình trạng chảy máu bằng cách đốt điện (đốt điện sẽ dùng sức nóng để bịt các mạch máu lại). Mặc dù tất cả các cách điều trị nều có thể có một số nguy cơ, nhưng lợi ích của các biện pháp này với tình trạng chảy máu mũi sẽ nhiều hơn là nguy cơ.

Tình trạng chảy máu mũi nặng có thể cho thấy vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn: rối loạn chảy máu, khối u hoặc chấn thương. Nhưng đôi khi nguyên nhân của việc chảy máu nặng đơn giản chỉ là do mạch máu gây chảy máu là mạch máu lớn và nằm sâu trong mũi, do vậy khó để ngưng chảy máu hơn.

Bạn có thể từng bước dự phòng chảy máu mũi. Nếu bạn là người dễ bị chảy máu mũi, hãy thử dùng nước muối xịt mũi một vài lần để giữ lớp niêm mạc mũi luôn ẩm hoặc dùng một máy làm ẩm trong phòng làm việc hay phòng ngủ của bạn. Chú ý xì mũi nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lớp niêm mạc này. Nếu bạn bị dị ứng, hãy trao đổi với bác sỹ để tìm ra cách kiểm soát tình trạng dị ứng tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều bạn chưa biết về chảy máu mũi

Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm