Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ tại nhà sau thủ thuật sinh thiết da

Sinh thiết da là một phương pháp có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh da liễu. Sau khi thực hiện thủ thuật này, việc chăm sóc vùng da sinh thiết cho trẻ tại nhà cũng vô cùng quan trọng.

Sinh thiết da là thủ thuật nhằm lấy một mảnh da kích thước từ 2 đến 5mm để phục vụ cho xét nghiệm mô bệnh học giúp chẩn đoán xác định các bệnh da. Sau khi thực hiện thủ thuật này, việc chăm sóc vùng da sinh thiết cho trẻ tại nhà cũng vô cùng quan trọng.

Cách chăm sóc vùng da cho trẻ

Nếu trẻ được khâu vùng da để đóng vết thương sau khi sinh thiết, chỉ khâu sau đó sẽ dần dần được loại bỏ. Việc này nên được thực hiện bởi cán bộ y tế có chuyên môn và kỹ thuật. Những hướng dẫn về chăm sóc da cho trẻ dưới đây phụ thuộc vào trường hợp trẻ có phải khâu vùng da sinh thiết hay không.

Sinh thiết có khâu da

  • Trong vòng 24 h sau khi khâu, giữ nguyên trạng mũi khâu và giữ cho vùng da này sạch sẽ, khô ráo.
  • Sau 24 h, loại bỏ băng gạc và rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
  • Bôi kem hay thuốc mỡ đã được bác sỹ kê đơn.
  • Băng vết thương lại bằng băng gạc vô khuẩn nếu cần.
  • Sau thời gian khuyến cáo của bác sỹ, đưa trẻ tới bệnh viện hoặc trạm y tế để loại bỏ đường chỉ khâu vết thương.

Sinh thiết không khâu da

  • Trong vòng 24 h, giữ nguyên phần băng gạc và giữ vết thương được sạch sẽ, khô ráo.
  • Sau 24 h, loại bỏ băng gạc và rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
  • Bôi kem hay thuốc mỡ đã được bác sỹ kê đơn hàng ngày cho tới khi vết thương bong vảy.

Khi nào trẻ có thể tắm được

Trẻ có thể gội đầu hoặc tắm sau 24 h sau khi sinh thiết da. Tuy nhiên, không nên để trẻ ngâm nước quá lâu trong bồn tắm.

Phải làm gì nếu trẻ bị đau

Con bạn có thể cảm thấy hơi đau và khó chịu tại vị trí sinh thiết khi thuốc tê đã hết tác dụng. Trong hầu hết các trường hợp thì cảm giác đau chỉ thoáng qua và không quá nghiêm trọng.

Nếu cần thiết có thể cho trẻ uống paracetamol 1 hay 2 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ sau khi thuốc tê hết tác dụng. Hãy trao đổi với bác sỹ để lựa chọn loại thuốc khác trong trường hợp trẻ không thể uống paracetamol.

Cách giữ cho vùng da sinh thiết không bị nhiễm trùng

Nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi sinh thiết là khá hiếm do vùng da đó luôn được che phủ bằng băng gạc và nói chung các vết thương sẽ đóng miệng trong vòng từ 1 đến 2 ngày. Giữ cho vùng da quanh vết sinh thiết luôn sạch và khô sẽ giúp phòng tránh nhiễm trùng. Hãy đưa trẻ đi khám trong trường hợp vết thương ngày càng đau và nóng tại vị trí sinh thiết, đây có thể là dấu hiệu trẻ đã bị nhiễm trùng.

Khi nào trẻ có thể quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường

Con bạn vẫn có thể tiếp tục các công việc bình thường của trẻ khi trẻ đã có thể đi lại thoải mái và không tác động mạnh đến khu vực da sinh thiết.

Tốt nhất là nên trao đổi với bác sỹ về thời điểm trẻ có thể thực hiện một số hoạt động đặc biệt. Các bác sỹ sẽ đưa ra những khuyến cáo phù hợp cho trẻ, ví dụ như trẻ nên đợi một vài ngày trước khi quay lại bơi lội hay chơi các môn thể thao có tính va chạm có thể tác động đến sự lành lại của da.

Khi nào nên đưa trẻ tới bác sỹ

Hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức nếu trong vòng 48 giờ đầu trẻ có những dấu hiệu sau đây:

  • Sốt cao trên 380C
  • Sưng to hay đổi màu (tấy đỏ) xung quanh vết sinh thiết
  • Xuất huyết hay dịch tiết từ vết sinh thiết
  • Đau dữ dội hay có những thay đổi về cảm giác tại vị trí sinh thiết

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về các loại bớt hay gặp trên da trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm