Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những câu hỏi thường gặp trong thai kỳ

Mang thai và làm mẹ luôn là thiên chức mà bất cứ người phụ nữ nào cũng muốn hoàn thành cho thật tốt và thật hoàn hảo. Hãy tham khảo các thông tin sau:

Có nên uống cà phê khi mang thai?
Nhiều bác sĩ khuyên không nên dùng cafein khi mang thai, nhưng cũng có người khuyến cáo nên dùng cafein với lượng nhất định. Chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận về mối liên hệ giữa lượng caffein vừa phải (ít hơn 5 tách/ngày) với sảy thai hay dị tật bẩm sinh.
Khi nào nên nói với mọi người mình mang bầu?
Tình trạng sảy thai thường rơi vào 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, vì vậy, nên chờ cho thời điểm đó qua đi rồi mới nói với mọi người. Nhưng giữ bí mật như vậy là rất khó. Nếu chị em phụ nữ siêu âm khoảng tuần thai thứ 12, thấy thai nhi và tim thai đập, thì khả năng sảy thai đã giảm xuống thấp hơn 2.5%. Và như vậy, các chị em có thể thoải mái ‘khoe’ tin mừng.
 
Tắm bồn với nước nóng liệu có an toàn?
Thai phụ nên tránh tắm nước nóng và xông hơi khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiệt độ cao có thể khiến bé mắc dị tật ống thần kinh. Tuy nhiên, tắm nước ấm thì lại an toàn và khiến cơ thể hết đau nhức.
Nên tránh những loại thức ăn nào?
Thai phụ ít nhất phải ăn 3 bữa đủ chất trong một ngày. Nên ăn những thực phẩm sạch và được nấu chín. Tránh các món ashimi hay sushi có cá sống; thịt bò, thịt lợn hay thịt gà (bao gồm cả xúc xích) nấu tái; sữa hay phô mai chưa tiệt trùng; trứng lòng đào; và rau quả chưa rửa kỹ càng. Thực phẩm hay đồ uống chứa đường aspartame an toàn nếu dùng với liều lượng vừa phải (1 tới 2 lần ăn một ngày) nếu không bị phenylketone niệu. Một số phụ nữ mắc hội chứng Pica, tức là muốn ăn phấn viết bảng, đất sét, bột tan, phấn trang điểm, bút màu,… Tình trạng này cần được thảo luận với bác sĩ và tìm cách tránh những loại đó. Nếu bị tiểu đường và bị chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, thai phụ nên theo chế độ ăn của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, đồng thời tránh các đồ ăn nhanh có liều lượng carbohydrate cao như kẹo, bánh, bánh quy và soda có ga.
 
Uống rượu bia có được không?
Thai phụ không nên uống rượu bia trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ. Lượng cồn mẹ hấp thụ bao nhiêu thì gây nên hội chứng rượu ở bào thai vẫn chưa rõ: có thể là một cốc một ngày hoặc một cốc một tuần. Tuy nhiên, càng về cuối thai kỳ, khi những cơn đau chuyển dạ xuất hiện, bác sĩ có thể gợi ý thai phụ uống chút rượu và tắm nước ấm (thủy liệu pháp) để bớt khó chịu.
Còn mèo thì sao?
Nếu nuôi mèo, đặc biệt là hay thả mèo ra ngoài, thai phụ nên tới bác sĩ để kiểm tra toxoplasmosis. Các bà bầu không nên dọn dẹp phân mèo, và nên rửa tay cẩn thận sau khi tiếp xúc gần với mèo hoặc sau khi làm vườn. Toxoplasmosis được truyền từ phân mèo bị nhiễm bệnh sang mẹ rồi sang thai nhi, và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả sảy thai. Điều trị toxoplasmosis rất phức tạp, truy nhiên hầu hết phụ nữ đều miễn dịch với toxoplasmosis từ những lần tiếp xúc với mèo khi còn bé, nên không thể bị tái nhiễm.
Thông tin thêm trong bài viết: Những thay đổi trên da trong thai kỳ
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm