Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhịp tim an toàn khi tập thể dục của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?

Câu hỏi lớn nhất mà chúng ta cần trả lời đó là: Tại sao cần tập thể dục trong suốt thai kỳ? Việc này mang lại lợi ích gì? Tập thể dục vốn là một hoạt động cần thiết với tất cả mọi người. Tập thể dục giúp tăng cường trao đổi chất, hoạt động của các hệ cơ quan. Ngoài ra đó còn là cách để bạn giải tỏa căng thẳng, chống béo phì.

Đối với mọi người, việc tập thể dục rất quan trọng để có một sức khỏe và tinh thần tốt. Khi mang thai cũng vậy, tập thể dục càng cần thiết hơn để mẹ và bé luôn được khỏe mạnh. Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu giải quyết được nhiều khó khăn trong hành trình mang thai như:

  • Giảm đau lưng và các chứng đau nhức khác
  • Ngủ ngon hơn
  • Tăng mức năng lượng
  • Ngăn ngừa tăng cân quá mức
  • Chuyển dạ dễ dàng hơn

Phụ nữ khỏe mạnh thường được khuyến nghị tập thể dục cường độ trung bình 150 phút -chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội -mỗi tuần.

Giới hạn tập thể dục khi mang thai

Trước đây, tập thể dục nhịp điệu được cảnh báo là không tốt cho phụ nữ mang thai. Ngày nay, điều này không còn đúng nữa, hầu hết phụ nữ đều có thể tiếp tục tập luyện khi mang thai mà không gặp khó khăn gì. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ khi bắt đầu tập luyện trong thai kỳ. Bác sĩ có thể khuyên bạn không nên tập luyện khi có các tình trạng hoặc triệu chứng sau:

  • Bệnh tim hoặc phổi từ trước
  • Huyết áp cao
  • Chảy máu âm đạo
  • Vấn đề cổ tử cung
  • Nguy cơ sinh non cao

Tuy nhiên bạn nên tránh các hoạt động dễ gây chấn thương, đặc biệt là các chấn thương ở vùng bụng, ngã hoặc chấn thương khớp.

Liên hệ với bác sĩ

Bạn cần chú ý đến các cảm giác khi tập luyện. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau, hãy ngừng tập thể dục và gọi cho bác sĩ:

  • Chảy máu âm đạo
  • Chất lỏng rò rỉ từ âm đạo
  • Cơn co tử cung
  • Chóng mặt
  • Tưc ngực
  • Nhịp tim không đều
  • Đau đầu

Nhịp tim mục tiêu là gì?

Nhịp tim là tốc độ mà tim đập. Tim đập chậm hơn khi bạn nghỉ ngơi và nhanh hơn khi bạn tập thể dục. Do đó, bạn có thể sử dụng nhịp tim để đo cường độ tập luyện. Nhịp tim mục tiêu là nhịp tim của bạn đập trong khi tập thể dục nhịp điệu tốt. Bằng cách theo dõi nhịp tim và so sánh nó với nhịp tim mục tiêu, bạn có thể xác định xem bạn có đang tập thể dục quá sức hay không. Khi tập thể dục, bạn nên đặt mục tiêu đạt được nhịp tim mục tiêu và duy trì trong 20 đến 30 phút. Bạn có thể đo nhịp tim của mình bằng cách bắt mạch. Để làm như vậy, hãy đặt ngón trỏ và ngón giữa lên cổ tay, ngay dưới ngón tay cái của bạn. Bạn sẽ có thể cảm thấy nhịp đập. Đếm nhịp tim trong 60 giây. Số nhịp đập là nhịp tim của bạn, tính bằng nhịp mỗi phút. Bạn cũng có thể mua máy đo nhịp tim để theo dõi nhịp tim.

Nhịp tim mục tiêu có thay đổi khi mang thai không?

Nhịp tim của phụ nữ khi mang thai không được vượt quá 140 nhịp mỗi phút. Để đưa ra con số này, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ ước tính nhịp tim của phụ nữ 30 tuổi từ 95-162 nhịp mỗi phút khi tập thể dục vừa phải. Ngày nay, không có giới hạn về nhịp tim cho phụ nữ mang thai. Bạn không nên gắng sức quá mức, nhưng bạn không cần phải giữ nhịp tim của mình dưới bất kỳ con số cụ thể nào. Cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi khác nhau khi mang thai. Điều quan trọng là phải chú ý đến bất kỳ thay đổi thể chất nào mà bạn nhận thấy, bao gồm cả khi bạn tập thể dục và nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào mà bạn có.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những bài tập an toàn cho phụ nữ mang thai thời kì đầu

 

 

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

  • 06/09/2024

    Nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp

    Các nghiên cứu cho thấy nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp tự nhiên và bảo vệ tim mạch.

Xem thêm