Viêm phế quản co thắt là tình trạng viêm phế quản đã trở nặng, làm thu hẹp tạm thời lòng phế quản. Nguyên nhân do các cơ trơn phế quản bị viêm làm cản trở quá trình lưu thông không khí trong phổi khiến cho người bệnh ho nhiều, khó thở, khạc đờm, thở khò khè….
Viêm phế quản co thắt có thể gặp ở hầu hết các lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở trẻ em và người lớn cao tuổi.
Viêm phế quản không được coi là bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên một số virus và vi khuẩn gây bệnh có thể truyền sang người khác. Vì vậy, nếu sinh hoạt, sử dụng chung các đồ vật, tiếp xúc nhiều với người bệnh có thể bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Khó thở: là biểu hiện, triệu chứng điển hình nhất, đầu tiên của bệnh.
- Ho: Ho dai dẳng kéo dài từng cơn.
- Sốt nhẹ: kéo dài vài ngày.
- Ngứa họng: Người bệnh cảm giác ngứa trong cổ họng
Ho dai dẳng từng cơn là dấu hiệu của viêm phế quản co thắt.
- Thở khò khè: đặc biệt ở trẻ em thường thấy dấu hiệu cánh mũi phập phồng rút lõm lồng ngực, co kéo cơ cổ.
- Trẻ em nhiều bé nôn, tiêu chảy, quấy khóc…
Bệnh viêm phế co thắt biểu hiện giống với bệnh hen phế quản, rất dễ nhầm lẫn. Chính vì thế khi có các biểu hiện của bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị.
Nguyên nhân đầu tiên phổ biến nhất là virus gây viêm đường hô hấp. Loại virus này thường lây lan mạnh vào cuối đông. Đa số các bệnh nhân bị viêm phế quản, viêm phổi liên quan đến chủng virus này. Sau đó người bệnh có thể bị bội nhiễm vi khuẩn như: phế cầu, tụ cầu, liên cầu, Hib… thường ký sinh thường trực tại mũi họng và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi. Một số chủng khác ít gặp hơn là Mycoplasma…
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản co thắt: Người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, người có bệnh mạn tính…. Đặc biệt, khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh đột ngột các vi khuẩn, virus sẽ dễ dàng phát triển và gây bệnh hơn.
Cơ thể dị ứng với lông thú, phấn hoa, nấm mốc…; Ô nhiễm môi trường nhiều khói bụi, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá… Tác dụng phụ từ các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, aspirin hoặc NSAID; Rối loạn đường tiêu hóa; Căng thẳng tâm lý…
Đây là biến chứng hay gặp nhất của bệnh. Nếu viêm tai giữa nặng, không được chữa trị kịp thời người bệnh có thể bị giảm thính lực, thậm chí điếc.
Có thể xảy ra khi ổ nhiễm khuẩn lan rộng xuống nhu mô phổi và phế nang. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần xử trí đúng và kịp thời vì nguy cơ tử vong cao.
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất vì nguy cơ tử vong của bệnh nhân rất cao nếu không cấp cứu kịp thời.
Tùy theo thể trạng và mức độ của bệnh bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau. Đa số sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nặng bác sĩ sẽ yêu cầu nhập viện để điều trị
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm phế quản co thắt gây ra bởi virus, vì thế bác sĩ sẽ chữa trị các triệu chứng của bệnh. Với nguyên nhân bởi vi khuẩn, sẽ được kê đơn kháng sinh: nhóm beta lactam, macrolid, cephalosporin,...
Cần chú ý uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự kê đơn hoặc nghe người khác mách bảo để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Dùng Paracetamol để hạ sốt nếu sốt trên 38.5 độ C; thuốc long đờm khi bị ho có đờm,; Uống thêm oresol để bù nước nếu sốt cao hoặc tiêu chảy. Khi có dấu hiệu khó thở, theophylin và salbutamol là những loại thường được sử dụng để giãn phế quản.
Ngoài ra nên vệ sinh xông mũi họng hàng ngày để lưu thông đường thở được dễ dàng
Vệ sinh mũi họng để phòng bệnh.
Song song với điều trị, việc tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể cũng rất quan trọng, vừa giúp phòng bệnh vừa giúp hỗ trợ điều trị.
Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để tránh vi khuẩn gây bệnh; Có chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng và vitamin,...; Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Tránh xa thuốc lá; Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát khi hè; Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, nếu cần thiết phải tiếp xúc cần đeo khẩu trang; Thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Hen suyễn và viêm phế quản.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.