Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây đau lưng dưới bên trái

Cơn đau thắt lưng (hay lưng dưới) bên trái không chỉ gây khó chịu mà còn là trở ngại ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Dưới đây là 9 nguyên nhân có thể lý giải tình trạng này.

Đau thắt lưng bên trái với biểu hiện đau nhức và âm ỉ là bị gì?

Căng cơ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau lưng dưới bên trái là do chấn thương ở các cơ, gân và dây chằng hỗ trợ cột sống như bị ngã, xoay người đột ngột, đeo vác vật nặng lệch một bên, tư thế xấu.

Bác sĩ giải phẫu thần kinh Michael Rosner tại Trường Khoa học y tế và sức khoẻ thuộc Đại học George Washington (Mỹ) cho biết, đau lưng do căng cơ thường có biểu hiện đau nhức, đau cứng, cảm giác như vật nhọn đâm vào và bị co thắt cơ.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng tiểu nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng thận trái, gây ra cơn đau nhức liên tục lan ra lưng dưới bên trái.

Bác sĩ Anthony Chiodo, giám đốc lâm sàng khoa chấn thương tuỷ sống, Đại học Michigan (Mỹ) cho biết, nếu bạn bị đau lưng dưới và có các triệu chứng như tiểu buốt, sốt hoặc ớn lạnh, cần đi khám càng sớm càng tốt để kiểm tra xem có bị nhiễm trùng hay không.

Sỏi thận

Sỏi thận là chất khoáng tích tụ trong đường tiết niệu, có thể gây đau nhói, đau dữ dội ở lưng dưới bên trái cũng như vùng bụng dưới, bẹn và bên dưới sương xườn. Ngoài ra, sỏi thận còn dẫn đến nước tiểu có máu.

Những viên sỏi nhỏ có thể đi qua đường tiết niệu mà không cần điều trị, nhưng những viên sỏi lớn hơn có thể cần được điều trị bằng phẫu thuật hoặc sử dụng sóng xung kích để phá vỡ.

Lạc nội mạc tử cung

Đây là tình trạng các mô tương tự như niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, có thể gây đau thắt lưng bên trái, cùng với cơn đau chuột rút dữ dội trong ngày "đèn đỏ" và đau khi quan hệ tình dục.

Xương bị rạn hoặc gãy do áp lực

Thực hiện các động tác khi chơi tennis đột ngột và quá mức sẽ khiến đĩa đệm cột sống, cơ gân, dây chằng và các khớp gặp áp lực lớn dẫn tới đau thắt lưng

Thực hiện các động tác khi chơi tennis đột ngột và quá mức sẽ khiến đĩa đệm cột sống, cơ gân, dây chằng và các khớp gặp áp lực lớn dẫn tới đau thắt lưng.

Hoạt động thể chất lặp đi lặp lại quá mức như nâng tạ, tập gym, chơi tennis, chèo thuyền có thể làm căng cột sống và dẫn đến xương bị rạn, nứt hoặc gãy do áp lực.

Khu vực này có thể bị đau khi chạm vào, phương pháp điều trị không kê đơn không làm giảm đau hiệu quả. Bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Mang thai

Hơn 2/3 số phụ nữ mang thai bị đau lưng dưới, thường được gọi là đau vùng chậu sau lưng. Cơn đau thường âm ỉ, đau nhói, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên lưng dưới. Bạn cũng cảm thấy đau nhức cơ ở lưng khi em bé lớn lên.

Rối loạn chức năng khớp cùng chậu

Rối loạn chức năng khớp cùng chậu là khi khớp nối xương hông với phần dưới của cột sống di chuyển bất thường, trở nên viêm. Viêm khớp hông trái có thể gây đau nhức âm ỉ ở vùng lưng dưới bên trái, thường kèm theo đau ở mông hoặc phía sau đùi trên bên trái.

Đây có thể là bệnh mạn tính hoặc do căng thẳng tạm thời. Các yếu tố nguy cơ gồm mang thai, chênh lệch chiều dài chân hoặc bị ảnh hưởng do tai nạn như ngã.

Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm thắt lưng, lớp mô đệm giữa mỗi đốt sống ở phần cột sống dưới có thể phồng lên hoặc nén lại khi bị căng, gây thoát vị đĩa đệm.

Một số người khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ thấy đau và tê ở một bên lưng dưới (tùy vào vị trí đĩa đệm). Số ít trường hợp, đĩa đệm bị vỡ sẽ gây đau dữ dội và cần phải phẫu thuật để ngăn ngừa tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Xuất hiện khối u

Mặc dù hiếm gặp nhưng ung thư cột sống hoặc khối u cột sống có thể gây đau lưng bên trái hoặc bên phải. Các triệu chứng khác có thể gồm giảm cân không rõ nguyên nhân, sốt, tê, yếu hoặc đi lại khó khăn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 cách để giảm đau lưng trên sử dụng ống lăn.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm