Ngứa họng là vấn đề về đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi.
Điểm mặt những nguyên nhân gây ngứa họng
Ngứa họng là triệu chứng cho thấy đường hô hấp trên (mũi, miệng và họng) bị kích ứng. Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố như hóa chất, dị ứng hoặc một vài bệnh lý thông thường. Trong một vài trường hợp hiếm, ngứa họng kéo dài hơn 4 tuần có thể là dấu hiệu của ung thư.
Theo BS. Simon Hodes – hệ thống y tế Cleveland Clinic, khi nhận ra cảm giác ngứa họng, bạn nên theo dõi triệu chứng xuất hiện từ bao giờ, có đi kèm biểu hiện khác không (như ho khan).
Dưới đây là một số lý do có thể dẫn tới tình trạng ngứa họng:
Trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược acid có thể khiến dịch vị dạ dày trào ngược thực quản - đoạn đầu của ống tiêu hóa dẫn thức ăn từ hầu họng đến dạ dày.
Hậu quả là bạn thấy cổ họng ngứa ngáy và ho, nóng rát ngực, buồn nôn, miệng có vị chua. Triệu chứng thường xảy ra sau khi ăn đồ nhiều giàu mỡ và acid hoặc khi nằm xuống.
Dị ứng
Dị ứng thời tiết hoặc tiếp xúc với phấn hoa là nguyên nhân phổ biến gây ngứa cổ họng.
Người bị dị ứng theo mùa, hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng (bụi, phấn hoa, lông thú cưng…) có thể gặp triệu chứng ngứa cổ họng, đi kèm chảy nước mũi, ngứa mũi.
Hen phế quản
Cơn hen phế quản có thể khởi phát với triệu chứng ngứa họng, ho, dần dần khiến người bệnh có thở. Người bị hen phế quản nên thận trọng khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, không khí lạnh, mùi nước hoa hoặc khói, hoặc khi bị cảm cúm, cảm lạnh.
Mất nước
Cơ thể không được cung cấp đủ nước có thể khiến cổ họng trở nên khô, dễ kích ứng và ngứa ngáy, gây ra ho khan.
Do chất lượng không khí
Không khí lạnh, khô trong nhà có thể là nguyên nhân khiến mũi họng ngứa ngáy, ngay cả khi bạn không bị dị ứng, hen suyễn. Nhiều người gặp tình trạng ngứa họng kéo dài do không khí trong nhà ô nhiễm, hoặc điều hòa quá khô.
Bệnh lây nhiễm
Ngứa họng là triệu chứng thường gặp khi bạn bị nhiễm virus do cảm lạnh hay COVID-19. Chất nhầy ở mũi chảy xuống họng có thể khiến bạn khó chịu, ngứa ngáy.
Một số loại thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, tăng nhãn áp, đái tháo đường cũng có thể đi kèm tác dụng phụ là gây ngứa họng, ho.
Biện pháp giảm cảm giác ngứa họng tại nhà
Bác sĩ Hodes gợi ý, bạn có thể áp dụng một vài giải pháp sau để giảm cơn ngứa họng, ho khan:
Dùng thuốc điều trị nguyên nhân
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng acid giảm trào ngược dạ dày, thuốc kháng histamine giảm dị ứng tùy theo nguyên nhân gây ngứa họng. Người bị hen phế quản cũng cần dùng thuốc đều đặn để phòng ngừa cơn hen.
Ngậm kẹo thảo dược
Kẹo ngậm có các thành phần thảo dược có thể giúp làm dịu cơn ngứa họng.
Một số dạng kẹo ngậm, kẹo thảo dược giảm ho có thể làm dịu cổ họng tạm thời trong trường hợp bạn bị dị ứng, nhiễm virus.
Thay đổi chế độ ăn
Thực phẩm có tính acid như trái cây họ cam chanh, cà phê, cà chua… có thể khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nặng. Bạn cũng nên kiêng ăn đồ cay để ngứa họng cải thiện.
Giữ ấm vùng mặt
Nếu bạn khi ngứa cổ họng do tiếp xúc với không khí lạnh, hãy quàng khăn che kín vùng đầu và mặt trước khi ra ngoài trời.
Uống trà ấm
Một tách trà ấm pha cùng mật ong có thể làm dịu cổ họng và giảm ngứa hiệu quả, đặc biệt khi bạn bị cảm lạnh, cảm cúm.
Dùng máy tạo độ ẩm
Không khí trong phòng điều hòa, vào những ngày thời tiết hanh khô, có thể khiến mũi họng ngứa ngáy khó chịu. Bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm để giữ niêm mạc đường thở ẩm ướt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngứa họng: nguyên nhân và điều trị.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.