Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy hiểm khôn lường khi nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ

Có nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh không? là câu hỏi của các bà mẹ trẻ. Về vấn đề này, các bác sĩ tại Bệnh viện mắt Sài Gòn cho biết, sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất giúp trẻ phát triển và bảo vệ trẻ khỏi những tác hại của vi khuẩn. Tuy nhiên, dân gian truyền tai việc nhỏ trực tiếp sữa mẹ vào mắt trẻ để làm tăng sức đề kháng hay chữa bệnh đau mắt cho trẻ là hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Nguy hiểm khôn lường khi nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ

Tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công

Trong sữa mẹ có rất nhiều chất như đạm như lactose, sắt, lapase, amylase,… tất cả đều giúp phát triển trí não và thể chất cho trẻ. Ngoài ra, sữa mẹ còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch bằng các chất như: Secretory IgA, IgM, IgG, IgE IgD…

Mặc dù sữa mẹ rất tốt cho bé, nhưng sữa mẹ chỉ phát huy tác dụng khi sử dụng đúng mục đích như cho trẻ bú, chứ không hề có tác dụng với việc tiêu diệt vi khuẩn hay chữa bệnh về mắt cho trẻ. Chính vì thế, việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh để chữa bệnh là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Để lý giải cho điều này vì trong sữa mẹ có nhiều chất đạm, chất dinh dưỡng đây là môi trường lý tưởng giúp vi khuẩn phát triển. Việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt cho trẻ, khiến trẻ dễ mắc các bệnh về mắt. Đối với những trẻ đang bị các bệnh về mắt, việc nhỏ sữa sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng, thậm chí nguy hiểm hơn có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét giác mạc, giảm thị lực của bé.

nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh

Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt cho trẻ khi chưa có chỉ định

Đau mắt đỏ là hay còn gọi là viêm kết mạc cấp, là một bệnh lý khá phổ biến về mắt. Thời tiết, không gian sống ẩm thấp sẽ tạo điều kiện phát triển bệnh viêm kết mạc, nhất là với trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch trẻ còn yếu. Vi khuẩn (Staphylococus, Hemophilus Influenza …) hoặc virut (Adeno virus) chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc. Bệnh thường dễ lây lan, nhất là trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng chung dụng cụ vệ sinh như khăn mặt, gối…Bệnh lây do chất tiết mắt của người bệnh tiếp xúc trực tiếp với người bình thường.

Khi bị bệnh, biểu hiện của trẻ sẽ là mắt đỏ, sưng nề, ra nhiều gỉ mắt, kèm theo chứng sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt khiến bé hay quấy khóc. Mặc dù bệnh viêm kết mạc thường không gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng của bệnh khoảng 20%. Hậu quả của việc biến chứng thường để lại sẹo giác mạc, khiến thị lực trẻ bị suy giảm.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như: gỉ vàng, viêm đỏ,… thì các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc hay làm theo các mẹo truyền miệng. Trong trường hợp này ba mẹ nên cho bé đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để các bác sĩ trực tiếp chuẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị hợp lý.

nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh

Làm gì để bảo vệ mắt cho trẻ

– Thường xuyên để ý các biểu hiện lạ ở mắt của trẻ. Khi có bất cứ dấu hiệu nào lập tức đưa trẻ đi khám, không nên để lâu có thể gây biến chứng khó lường

– Thiết kế phòng ngủ của bé sạch sẽ, thoáng mát ở nơi dễ chịu. 

– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé, không mua những loại đồ chơi sắc nhọn có nguy cơ làm hại mắt bé. 

– Thường xuyên cắt móng tay, vệ sinh tay bé sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm trùng hay tổn thương mắt vì trẻ thường có thói quen dụi, gãi mắt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón?

Theo Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

Xem thêm