Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất béo trong máu. Những chất béo này đề cập đến cholesterol và triglyceride.
Mỡ máu cao vì sao cần điều trị?
Nếu không điều trị, mỡ máu cao sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong đó có thể là:
Xuất hiện cung giác mạc, ban vàng mi mắt.
Có u vàng ở gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, bàn chân, gót chân, màng xương.
Có lipid võng mạc.
Có gan nhiễm mỡ.
Viêm tụy cấp.
Có xơ vữa động mạch.
Tùy vào vị trí xơ vữa động mạch mà nó gây ra các tình trạng:
Rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
Cơn thiếu máu não thoáng qua, đột quỵ, sa sút trí tuệ mạch máu.
Thiếu máu cục bộ mạc treo.
Viêm tắc thiếu máu hoại tử chi dưới.
Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất béo trong máu.
Thay đổi lối sống để giảm mỡ máu
Để giảm mỡ máu xấu tự nhiên ra khỏi cơ thể cần thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe.
- Người bệnh cần ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu: Ngừng hút thuốc lá là việc làm cần thiết quan trọng với bệnh nhân rối loạn mỡ trong máu, vì thuốc lá là yếu tố góp phần làm thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch và làm tăng LDL-cholesterol. Uống rượu quá nhiều cũng làm tăng Triglyceride.
- Người bệnh cần tập thể dục: Tập thể dục nhịp nhàng dưới các hình thức như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp... ở mức độ không gắng sức là phù hợp. Tập đủ thời gian và thường xuyên, mỗi lần tập cố gắng đủ 30-45 phút và ít nhất tập 03 lần trong 01 tuần.
Nếu bị béo phì, thừa cân mà nhiều năm nay không tập thể dục nay nên quyết tâm luyện tập; lúc đầu tập ít sau tăng dần cố gắng tập đều đặn. Lúc đầu có thể thấy mệt, buồn ngủ vào buổi sáng sau tập, nhưng sẽ quen dần và thấy khỏe hơn.
Duy trì vận động, cố gắng xây dựng thời khóa biểu tập thể dục; coi đó như là một thú vui, có thể xây dựng nhóm cùng tham gia chương trình tập thể dục.
Người bệnh mỡ máu cao cần ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt.
Ghi nhớ về chế độ ăn ở bệnh mỡ máu cao
7 nên đối với người bệnh mỡ máu cao
- Người bệnh mỡ máu cao cần ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên quả hơn là ép lấy nước uống.
- Nên ăn nhiều tỏi: Người bệnh mỡ máu cao mỗi tuần nên có ít nhất là 03 ngày ăn cá và 01 ngày ăn đậu (đậu phụ, đậu ve, đậu xanh...) thay cho ăn thịt.
- Nếu ăn thịt, người bệnh mỡ máu cao nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, bỏ da và gân. Có thể thay thế hoàn toàn đạm động vật bằng đạm thực vật như các loại hạt mắc ca, hạnh nhân, điều, đậu đỗ…
- Nếu ăn tôm, cua... người bệnh mỡ máu cao nên bỏ phần gạch.
- Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng gà hoặc vịt.
- Người bệnh mỡ máu cao nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu....).
- Người bệnh mỡ máu cao nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh).
4 không với người bệnh mỡ máu cao
- Người bệnh mỡ máu cao không nên thường xuyên dùng các món chiên xào.
- Không nên ăn thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng Cholestrol cao (ví dụ: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, bì lợn, lòng đỏ trứng, chân giò, bò gân, đồ lòng...)
- Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt (ví dụ: chè, mứt, kẹo, bánh kem, kem, nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng hộp...)
- Không nên uống quá nhiều rượu, bia (tuy nhiên nếu điều độ mỗi ngày uống 01 ly nhỏ rượu vang đỏ sẽ tốt cho mạch máu).
Tóm lại: Khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh đối diện nhiều bệnh liên quan đến tim mạch. Theo số liệu, mỗi năm thế giới có khoảng 17 triệu người tử vong vì các bệnh tim mạch mà đa số là liên quan đến xơ vữa động mạch, hậu quả của rối loạn chuyển hóa mỡ máu.
Vì vậy, để ngăn ngừa rối loạn và tạo thành mảng xơ vữa động mạch chúng ta cần có chế độ ăn và tập luyện hợp lý. Nên có một lối sống lành mạnh hiểu cơ thể hơn bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh 3 đến 6 tháng/1 năm.
Hai loại cholesterol thường gặp liên quan đến tình trạng mỡ máu là:
- Cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) – còn gọi là cholesterol "xấu".
- Cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) – còn gọi là cholesterol "tốt".
HDL (mỡ tốt) làm nhiệm vụ vận chuyển phân tử cholesterol thừa từ các cơ quan về gan để thải ra ngoài, nếu giảm HDL nguy cơ xơ vữa thành mạch.
LDL (còn gọi là mỡ xấu) làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol ngược lại từ gan đến các cơ quan, đến tế bào; nếu quá nhiều cholesterol làm tăng LDL, sẽ tạo ra các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.