1. Thực phẩm nhiều muối
Thực phẩm nhiều muối như pizza, khoai tây chiên, thịt đông lạnh, súp đóng hộp, giăm bông,... Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến việc bài tiết calci qua nước tiểu và mồ hôi. Do đó, để tăng độ vững chắc cho xương, bạn nên hạn chế lượng muối và tăng cường bổ sung calci, tối thiểu 1200mg calci/ngày.
2. Đồ uống có caffein
Những loại thực phẩm này có thể giúp bạn tỉnh táo hơn vào buổi sáng, nhưng cần cân nhắc khi sử dụng chúng. Bởi caffein sẽ làm tan calci trong xương, từ đó giảm độ vững chắc của xương.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ khoảng 330mg caffein mỗi ngày (tương đương 4 cốc) có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40-76.
3. Thực phẩm chứa acid béo omega-6
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa acid béo omega-6 (hạt óc chó, hướng dương, đậu phụ, trứng, hạt điều...) có thể làm tăng sản xuất các hợp chất viêm trong cơ thể. Đó là lý do tại sao bạn nên hạn chế sử dụng mayonnaise, dầu thực vật, dầu hướng dương, dầu ngô... vì chúng chứa nhiều omega-6.
4. Một số loại rau họ cà
Các loại rau như ớt chuông, cà chua và cà tím có thể gây viêm hoặc tăng các triệu chứng viêm của những bệnh liên quan đến xương.
5. Rượu bia
Uống nhiều rượu được chứng minh có khả năng làm giảm mật độ xương, hạn chế sự hình thành xương mới, tăng tỷ lệ gãy xương và giảm tỷ lệ bình phục sau gãy xương. Để giữ cho xương chắc khỏe, bạn chỉ nên sử dụng rượu với lượng vừa phải, tức là uống không quá 1 ly/ngày với phụ nữ và không quá 2 ly/ngày với nam giới.
6. Quá nhiều protein
Protein cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe, tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều thực phẩm chứa protein, cơ thể sẽ sản xuất ra hóa chất gọi là sunfat có thể gây thất thoát calci từ đó gây ra tình trạng loãng xương.
7. Rau bina và cải cầu vồng
Các loại rau màu xanh như rau bina và cải cầu vồng có chứa calci, tuy nhiên, chúng cũng chứa oxalate - hợp chất ngăn cản sự hấp thụ calci vào cơ thể.
Người bệnh loãng xương nên ăn gì?
Thực phẩm giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh loãng xương bao gồm sữa chua, sữa, trái cây khô, phô mai, trứng, cá hồi, nước trái cây tăng cường như nước cam,… Ngoài chế độ dinh dưỡng, để phòng tránh và giảm đau mỏi xương người bệnh nên chăm chỉ tập thể dục, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu thầm lặng của bệnh loãng xương