Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng chống loãng xương

Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.

Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.

Xương giúp nâng đỡ các cấu trúc cơ thể, khi xương bị suy yếu bạn cũng sẽ bị hạn chế vận động rất nhiều.

Loãng xương đồng nghĩa với xốp xương và giảm mật độ xương. Nếu xương bị loãng  sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy xương và chấn thương. Nguyên nhân gây loãng xương

Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 20 tuổi. Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương.

Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm

  • Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động
  • Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả
  • Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới
  • Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

Triệu chứng bệnh loãng xương

Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.

Một số triệu chứng bao gồm:

  • Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống gây cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
  • Đau nhức đầu xương, mỏi dọc các xương dài
  •  Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Đau tăng khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và giảm khi nằm nghỉ.
  • Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Có những biện đơn giản bạn có thể thực hiện hàng ngày để giúp xương chắc khỏe và dự phòng loãng xương.

Luyện tập

Luyện tập không chỉ giúp đốt mỡ tăng khối lượng cơ  mà còn giúp xương khỏe hơn. Các bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể có thể mang đến hiệu quả. Chúng tập cho cơ thể cách chống lại trọng lực kích thích tạo xương mới. Các bài tập aerobic, leo cầu thang, chạy bộ là những ví dụ về bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể.

Các bài tập sức mạnh cũng giúp dự phòng loãng xương. Trong các bài tập này, cơ bắp co kéo xương mạnh mẽ, điều này kích thích xương phát triển mạnh mẽ. Một số bài tập phổ biến như squat, push up, burpee

Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D

Vitamin D giúp hấp thu canxi trong cơ thể. Xương cùa chúng ta được tạo nên chủ yếu từ canxi. Khi cơ thể thiếu canxi cho các chức năng khác, cơ thể sẽ huy động canxi từ xương để bù đắp.

Tăng cường ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng để bổ sung vitamin D tự nhiên. Ăn cá, pho mát và trứng cũng là một cách hiệu quả bổ sung vitamin D. Các bác sĩ cũng có thể bổ sung vitamin D liều cao hoặc liều hằng ngày tùy vào tình trạng dinh dưỡng của bạn.

Các thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, thực vật màu xanh đậm, đậu đỗ…

Bỏ thuốc lá và đồ uống có ga

Hút thuốc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hormone estrogen làm tăng gấp đôi nguy cơ mất xương và gãy xương. Các đồ uống có ga làm gây mất cân bằng nồng độ phốt pho ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể.

Kiểm tra mật độ xương thường xuyên

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương hoặc bạn cảm thấy xương trở nên yếu hơn, bạn nên kiểm tra mật độ xương. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, việc phát hiện sớm các bất thường sẽ giúp điều trị hiệu quả và giảm chi phí cũng như các biến chứng nặng nề sau này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương

BS. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo The Healthsite
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm