Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngôi thai ngược (ngôi mông)

Có khoảng 3-4% số trường hợp mang thai sẽ là mang thai ngôi mông. Ngôi mông hay ngôi ngược là khi em bé trong bụng bạn có vị trí đầu ở trên, và chân ở dưới, dẫn đến việc khi sinh đẻ, chân của em bé sẽ ra trước.

Trong những thai kỳ bình thường, em bé trong tử cung sẽ tự động xoay để đầu hướng xuống dưới khi sắp đến ngày sinh. Do vậy, tình trạng ngôi mông hay ngôi ngược sẽ khiến cả mẹ và bé gặp phải một số khó khăn nhất định khi sinh.

Nguyên nhân khiến ngôi thai ngược (ngôi mông)

Có 3 loại ngôi mông khi mang thai: ngôi mông hoàn toàn (complete), ngôi mông không hoàn toàn kiểu bàn chân (footling) và ngôi mông không hoàn toàn kiểu mông (frank), phụ thuộc vào vị trí em bé trong tử cung. Tuy nhiên, trong cả 3 dạng ngôi mông này, thì đầu của em bé đều ở phía trên, thay vì “lộn ngược” xuống dưới đường dẫn sinh như ngôi thai thông thường.

Các bác sỹ không thể nói chính xác được tại sao ngôi thai lại bị ngược. Nhưng theo Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ, có rất nhiều lý do tại sao em bé lại quay ngược trong tử cung, bao gồm:

  • Mang thai rất nhiều lần
  • Mang đa thai
  • Đã từng sinh non
  • Có quá nhiều nước ối, có nghĩa là em bé sẽ có dễ dàng chuyển động và xoay ở trong tử cung hơn, hoặc quá ít nước ối, nghĩa là không đủ nước ối để em bé xoay trong tử cung.
  • Tử cung có hình dạng bất thường hoặc mắc phải các biến chứng kháng, ví dụ như u xơ tử cung
  • Bị nhau thai tiền đạo

Làm thế nào để biết em bé trong bụng ở ngôi ngược?

Em bé sẽ không được coi là có ngôi ngược cho đến khi được 35 hoặc 36 tuần. Với thai kỳ bình thường, em bé sẽ quay đầu xuống đúng vị trí để chuẩn bị ra đời. Thông thường, việc này sẽ xảy ra trước tuần thứ 35. Tuy vậy, sau đó, em bé sẽ lớn hơn và sẽ bị thiếu không gian, và việc quay đầu với bé sẽ trở nên khó khăn hơn.

Bác sỹ sẽ cho bạn biết em bé có bị ngược không bằng việc cảm nhận vị trí của em bé qua bụng hoặc bằng việc siêu âm

Biến chứng của ngôi thai ngược (ngôi mông)?

Thông thường, ngôi thai ngược không nguy hiểm, trừ khi đến ngày sinh mà ngôi thai vẫn ngược. Trong các ca sinh mà em bé có ngôi ngược, nguy cơ bị tắc trong đường dẫn sinh là rất cao và nguồn cung cấo oxy cho bé qua dây rốn có thể sẽ bị cạn kiệt dần.

Câu hỏi lớn nhất trong trường hợp này là biện pháp an toàn nhất để một phụ nữ sinh con khi ngôi thai bị ngược là gì? Về lý thuyết, ngoài việc sinh mổ, thì bác sỹ hoặc nữ hộ sinh có thể sẽ hướng dẫn cho bạn các cách giúp bạn giải quyết được tình trạng ngôi ngược một cách an toàn. Tuy nhiên, sinh nở trong trường hợp ngôi thai ngược chắc chắn sẽ có nhiều nguy cơ biến chứng hơn là sinh thường với ngôi thai bình thường.

Một nghiên cứu năm 2000 đã xem xét hơn 2000 phụ nữ trên 26 quốc gia chỉ ra rằng, lên kế hoạch sinh mổ sẽ an toàn hơn cho em bé, so với việc sinh thường, nếu em bé có ngôi ngược. Tỷ lệ tử vong sơ sinh và biến chứng sơ sinh sẽ giảm đi đáng kể nếu em bé có ngôi mông được sinh mổ. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng với mẹ ở cả nhóm sinh mổ và sinh thường là như nhau. Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn, và sẽ gây ra một tỷ lệ biến chứng nhất định cho mẹ.

Tạp chí Sản phụ khoa Anh quốc cũng đã tiến hành một nghiên cứu tương tự và đưa ra kết luận rằng, nếu một phụ nữ muốn sinh thường trong trường hợp ngôi thai ngược thì người đó vẫn có thể có một ca sinh nở an toàn nếu được đỡ đẻ bởi một chuyên gia có kinh nghiệm. Và nhìn chung, đa số các chuyên gia đều lựa chọn giải pháp an toàn hơn, do vậy, nếu được, thì việc sinh mổ sẽ được khuyến nghị cho những phụ nữ có ngôi thai ngược.

Có thể xoay lại ngôi thai về đúng vị trí hay không?

Vậy bạn có thể làm gì nếu ngôi thai của bạn bị ngược? Trong khi, việc mà nhiều người thường làm nhất trong trường hợp này là trao đổi với bác sỹ và lên kế hoạch sinh mổ, thì có rất nhiều cách bạn có thể thử để cố gắng “xoay” lại em bé. Tỷ lệ thành công của các biện pháp dưới đây phụ thuộc vào nguyên nhân khiến em bé lại bị ngược trong tử cung.

Xoay từ bên ngoài

Đây là kỹ thuật mà bác sỹ sẽ thực hiện để cố gắng xoay em bé về đúng vị trí bằng cách thực hiện các kỹ thuật bằng tay thông qua bụng của bạn.

Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), đa số bác sỹ sẽ gợi ý cách này nếu bạn đang trong tuần thứ 36-38 của thai kỳ. Kỹ thuật này thường sẽ được tiến hành thại bệnh viện, và cần 2 người thực hiện. Em bé sẽ được kiểm soát trong toàn bộ thời gian thực hiện kỹ thuật, để dự phòng bất cứ biến chứng nào có thể xảy ra, dẫn đễn việc chuyển dạ.  ACOG nhấn mạnh rằng, kỹ thuật này chỉ thành công với một nửa số trường hợp.

Dùng tinh dầu

Một số bà mẹ khẳng định rằng dùng tinh dầu thoa lên bụng sẽ thành công, ví dụ như tinh dầu bạc hà, sẽ giúp em bé quay đúng về vị trí. Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi thử nghiệm dùng tinh dầu, bởi một số loại tinh dầu có thể sẽ không tốt cho phụ nữ có thai.

Lộn ngược

Một biện pháp phổ biến khác giúp các bà mẹ có ngôi thai ngược đó là lộn ngược người để kích thích em bé xoay ngược trở lại về vị trí đúng. Phụ nữ sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau, ví dụ như trồng cây chuối trong bể bơi, nâng cao hông với sự hỗ trợ của gối hoặc tận dụng cầu thang để giúp nâng cao vùng chậu của mình.

Khi nào cần trao đổi với bác sỹ?

Bác sỹ là người duy nhất có thể cho bạn biết liệu ngôi thai của bạn có bị ngược hay không. Bạn nên trao đổi với bác sỹ về những lo ngại của bạn khi sinh con với ngôi thai bị ngược, bao gổm cả những nguy cơ và lợi ích của việc sinh mổ, tiên lượng sau phẫu thuật và chuẩn bị trước khi sinh mổ như thế nào.

Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

  • 07/12/2024

    Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể

    Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.

Xem thêm