Ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy, vào dịp lễ Tết nhiều trường hợp uống rượu khi vào cấp cứu nếu nồng độ rượu trong máu trên 500mg/100ml thì sẽ gây tử vong cho hầu hết người bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nghiện rượu là nhu cầu thèm muốn, đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hình thành thói quen, gây rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe. Như vậy, nếu uống rượu với số lượng lớn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nghiện rượu.
Để xác định nghiện rượu, ngày nay hầu hết các tác giả đều sử dụng tiêu chuẩn như: Uống rượu hàng ngày trong thời gian từ 10 năm trở lên hoặc mỗi ngày uống tối thiểu 300ml rượu 40 độ cồn.
Vậy say rượu có phải là ngộ độc rượu không? Đây là câu hỏi của nhiều người và gây tranh cãi của các nam giới trên bàn nhậu. Tiêu chuẩn của ngộ độc rượu là một người vừa uống một lượng rượu lớn, gây rối loạn hành vi và khi đó xác định cần định lượng nồng độ rượu trong máu để xem mức độ ngộ độc rượu.
Cách xác định ngộ độc rượu là khi nồng độ rượu từ 80 - 100mg rượu trong 100ml máu được coi là ngộ độc rượu và không đủ năng lực để lái xe. Trên thực tế nồng độ cồn trong máu rất thấp, chỉ 10 - 20mg rượu trong100ml máu đã gây thay đổi hành vi rõ ràng, vận động chậm chạp, giảm khả năng suy nghĩ.
Nếu nồng độ cồn trong máu từ 100mg đến 200mg trong 100ml máu gây rối loạn phối hợp động tác, giảm khả năng quyết định. Ở một số người nặng hơn có thể gây thất điều, cảm xúc không ổn định và rối loạn định hướng trầm trọng.
Trong một số trường hợp ghi nhận, ở một số người không bị rối loạn vận động và tâm thần rõ ràng khi có nồng độ cồn trong máu là 150mg trong 100ml máu, vì họ là người có khả năng dung nạp với rượu rất cao. Nhưng ở những người khác, khi có nồng độ cồn trong máu ở mức độ này thì họ sẽ buồn nôn và nôn.
Nếu nồng độ cồn máu là 200 - 300mg/100ml máu, người uống rượu sẽ nói líu lưỡi, quên ngược chiều. Và nếu nồng độ rượu cao hơn sẽ khiến bệnh nhân bị mất trí nhớ và nồng độ cồn máu đạt đến 400mg/100ml người uống rượu sẽ bị ức chế hô hấp, hôn mê và có thể gây tử vong.
Nhiều người uống rượu thường xuyên nhưng không thừa nhận là nghiện rượu.
Nghiện rượu và những hệ lụy thì ai cũng biết, nhưng để hiểu cụ thể nếu nghiện rượu sẽ gặp những bệnh lý liên quan nào thì hầu hết nhiều người thường nghĩ đến bệnh về gan. Tuy nhiên, điều này chưa đủ, các ghi nhận cho thấy bệnh loét dạ dày, hành tá tràng gặp ở 15% số người nghiện rượu. Không chỉ xơ gan mà viêm tụy cũng có tỷ lệ tương tự ở các người nghiện rượu.
Người nghiện rượu còn đối mặt với các bệnh lý khác, trong đó có tỷ lệ cao bị ung thư thực quản, dạ dày hoặc bộ phận khác của ống tiêu hóa. Bệnh lý phổ biến liên quan đến nghiện rượu là tăng huyết áp và đái tháo đường.
Bệnh lý tim mạch cũng tương tự, người ta thấy tình trạng thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim ít gặp hơn, nhưng cũng xảy ra ở bệnh nhân nghiện rượu. Người uống rượu nhiều còn sẽ làm tăng Triglycerit và Cholesterol nhẹ trong máu, do vậy tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Nghiện rượu còn gây tổn thương thần kinh ngoại vi, làm giảm cảm giác, yếu cơ hoặc liệt cơ. Thậm chí còn làm tổn thương thần kinh trung ương với biểu hiện teo não, giảm khả năng nhận thức, rối loạn trí nhớ.
Đối với tâm thần thì nghiện rượu, uống nhiều rượu gây tăng tỷ lệ tự sát ở bệnh nhân hoặc nhẹ hơn là trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Nhưng hệ lụy của các rối loạn này dẫn bệnh nhân đến các hành vi tự sát.
Lời khuyên của thầy thuốc
Uống nhiều rượu không tốt cho cơ thể. Vì vậy, theo khuyến cáo người Việt Nam, để phù hợp với kích cỡ cơ thể và dễ ước tính, với nam giới không nên quá 20 gam/ngày, với nữ giới không nên quá 10 gam/ngày, tương đương với:
Cần lưu ý rằng trong hầu hết các trường hợp, rượu, bia chỉ có hại cho sức khỏe, không có loại rượu bia nào an toàn. Bia cũng là rượu "loãng" (hàm lượng rượu Ethanol thấp hơn nhưng lại uống nhiều hơn nên tổng lượng Ethanol bạn uống cũng đáng kể).
Vì vậy, cần chọn mua loại rượu, bia có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cả về người bán và người sản xuất, để tránh trường hợp bạn uống phải rượu giả, rượu có chứa cồn công nghiệp.
Nghiện rượu dẫn đến các triệu chứng lâm sàng hoặc có ít nhất 2 triệu chứng trong số các triệu chứng sau, biểu hiện trong thời gian ít nhất 12 tháng:
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.