Rửa tay
Rửa tay là một loại “vaccine thủ công”. Rửa tay là một trong số những cách tốt nhất để ngăn vi khuẩn và do vậy, bạn và người thân trong gia đình sẽ không bị ốm. Rửa tay thường xuyên và đúng cách. Hãy tuân thủ 5 bước rửa tay như sau: làm ướt tay dưới vòi nước đang chảy, xoa xà phòng lên tay, sau đó chà, xả dưới vòi nước và làm khô. Dành ít nhất 20 giây cho mỗi lần rửa tay. Thời gian này dài tương đương với việc hát bài hát Happy Birthday 2 lần.
Luôn mang theo nước sát khuẩn tay
Khi bạn không có sẵn xà phòng và nước rửa tay, thì nước sát khuẩn tay là lựa chọn tốt nhất. Nếu gia đình đang có nhiều người bị ốm, bạn nên có một vài chai nươc ssát khuẩn tay ở quanh nhà để sử dụng trong các trường hợp cần gấp, ví dụ như khi thay tã cho em bé. Hãy lựa chọn loại nước sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn. Các loại nước sát khuẩn tay có hàm lượng cồn thấp hơn sẽ không tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn mà chỉ có thể ngăn không cho vi khuẩn phát triển được mà thôi.
Lau rửa mọi thứ
Rửa sạch bất cứ bề mặt nào trong nhà của bạn như mặt bàn, mặt bàn bếp, tay nắm cửa, công tắc đèn… Mục tiêu của việc làm này không chỉ là loại bỏ vi khuẩn mà còn là tiêu diệt vi khuẩn. Để tiêu diệt được vi khuẩn, bạn có thể sử dụng một chất làm sạch có tác dụng “diệt khuẩn”.
Vệ sinh đồ chơi
Khi trẻ nhỏ bị ốm cũng là lúc bạn nên thu dọn tất cả những món đồ chơi yêu thích của trẻ và tiến hành vệ sinh chúng. Hãy để các loại đồ chơi cứng, không sử dụng pin, không chạy điện vào máy rửa bát (nếu có) để chúng được làm sạch. Các loại đồ chơi mềm bằng bông có thể sử dụng máy giặt để làm sạch
Thận trọng khi thay tã cho trẻ
Bạn không nên thay tã cho trẻ gần khu vực ăn uống, vui chơi hoặc thư giãn của gia đình. Điều này đặc biệt đúng nếu trong gia đình đang có người bị ốm. Hãy dành riêng một khu vực để thay tã cho bé, và dành thời gian làm sạch, khử trùng khu vực này thường xuyên. Đeo găng tay cao su mỗi lần thay tã và không để tã bẩn quanh nhà. Hãy vứt tã bẩn vào thùng rác càng sớm càng tốt, sau khi thay tã cho bé xong. Bạn cũng nên rửa sạch tay sau mỗi lần thay tã.
Giữ vệ sinh thực phẩm
Nếu bạn đang bị ốm, hãy để một thành viên khác trong gia đình chuẩn bị bữa ăn. Trên thực tế, bạn không nên chuẩn bị bữa ăn cho gia đình trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng biến mất. Cũng không nên để người khác cầm thực phẩm của bạn cũng như không chia sẻ đồ ăn, đồ uống với người khác trong giai đoạn này.
Vệ sinh nhà tắm
Nhà tắm chính là nơi bạn cần làm sạch kỹ hơn khi trong gia đình đang có người ốm. Hãy cố gắng vệ sinh tất cả các bề mặt chậu rửa, toilet, sàn nhà tắm, đặc biệt là nếu bạn bị đau bụng, cảm lạnh hoặc cúm.
Làm sạch các loại khăn lau
Sau khi bạn lau sạch các bề mặt, vi khuẩn vẫn có thể bám ở trên khăn lau hoặc giẻ mà bạn vừa sử dụng. Hãy giặt sạch các loại khăn lau bằng nước nóng thường xuyên hoặc sử dụng giấy lau bếp dùng một lần hoặc khăn lau bếp diệt khuẩn và có thể vứt đi ngay sau khi sử dụng.
Vứt bớt bàn chải đi
Đa số các loại vi khuẩn sẽ chết rất nhanh khi bàn chải được làm khô, nhưng mua bàn chải mới là một cách tốt hơn và đơn giản hơn để loại bỏ vi khuẩn. Bạn cũng nên làm sạch nơi lưu trữ bàn chải và không nên để bàn chải của mọi người chạm vào nhau.
Giữ khoảng cách
Giữ khoảng cách với người thân bị ốm hoặc chủ động giữ khoảng cách với mọi người nếu bạn bị ốm. Việc này sẽ giúp người bệnh có không gian và thời gian nghỉ ngơi và hồi phục. Ngoài ra, việc cách ly sẽ giúp mầm bệnh không rải rác khắp nhà và lây lan cho những người khác. Vì thời gian ủ bệnh của mỗi bệnh là khác nhau nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian cách ly cụ thể cho từng bệnh.
Vứt đi các loại giấy ăn và che miệng khi hắt hơi
Các loại vi khuẩn thường dễ bám lại trên tay. Hãy đảm bảo rằng bất cứ ai trong gia đình bạn cũng sẽ hắt hơi vào vào giấy ăn hoặc khuỷu tay. Ngoài ra, cũng nên vứt ngay giấy ăn đã bẩn vào thùng rác hoặc xả nước trong bồn cầu để loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn.
Đeo khẩu trang
Với những bệnh dễ lây nhiễm, ví dụ như cúm, ngoài việc cách ly, bạn nên đeo khẩu trang che kín mũi và miệng khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh. Việc này sẽ giúp các vi khuẩn bắn ra mỗi khi ho, hắt hơi khó lây sang cho người khác hơn.
Hôn gió
Vi khuẩn sẽ dễ bám vào cơ thể hơn sau khi bạn chạm vào bề mặt nhiễm khuẩn sau đó đưa tay lên mũi, mũi bạn lại chạm vào mũi người khác trong mỗi lần ôm hôn. Do vậy, tạm thời trong khi bạn bị ốm, bạn nên tránh ôm hôn người khác, và ngược lại.
Tích cực cho bú
Bạn không cần phải ngừng việ cho bú khi bạn hoặc em bé bị ốm. Trên thực tế, sữa mẹ sẽ có các kháng tể giúp bảo vệ trẻ khỏi các mầm bệnh. Ngoài ra, sữa mẹ cũng giúp tăng lượng dịch trong cơ thể mỗi khi bé bị ốm.
Tiêm vaccine đầy đủ
Vaccine là cách tốt nhất để dự phòng bệnh tật. Hãy giúp những người thân trong gia đình tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 15 loại thực phẩm nên ăn khi bị ốm
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.