Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên cho trẻ ăn gì khi bị tay chân miệng?

Khi trẻ bị tay chân miệng, các vết loét trong miệng có thể gây đau đớn, khiến trẻ chán ăn. Để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng và sức đề kháng, cha mẹ hãy thử nấu những món ăn mềm và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Nên kiêng gì khi bị tay chân miệng?

Khi trẻ bị tay chân miệng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ chống lại virus gây bệnh. Các vết phồng rộp trong miệng khiến trẻ đau đớn khi nhai, nuốt, vì thế cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn những thức ăn quá cứng hay đồ ăn vặt có vị mặn, cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Trẻ bị tay chân miệng cần uống nhiều nước để làm dịu những vết loét xung quanh miệng và lưỡi. Tuy nhiên, trẻ không nên uống nước cam, nước chanh, nước có gas, bởi thức uống có tính acid có thể vết loét trong miệng thêm đau rát. Thay vào đó, cha mẹ có thể cho bé uống nước dừa, sữa hoặc cho bé bú thường xuyên hơn.

Món ăn mềm thích hợp cho trẻ bị tay chân miệng

Với trẻ lớn hoặc trẻ đã ăn dặm, một số món ăn mềm, dễ tiêu sau đây bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình điều trị tay chân miệng.

Cháo tôm bí đỏ

Bí đỏ giàu beta-carotene - tiền chất của vitamin A có thể ngăn ngừa nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình lành sẹo. Khi được hấp hoặc nấu thành cháo, bí đỏ mềm nhuyễn rất dễ ăn. Bạn có thể thay tôm bằng thịt nạc xay nhuyễn để đổi vị cho bé.

Nguyên liệu: 

200gr bí đỏ

200gr tôm tươi

50gr gạo nếp

50gr gạo tẻ

Hạt nêm, đường, bột ngọt, muối

Cách thực hiện:

Bước 1: Trộn 2 loại gạo với nhau, ngâm nước 1 tiếng đồng hồ cho gạo mềm.

Bước 2: Chọn những trái bí đỏ ngon, gọt vỏ, rửa sạch rồi thái ra thành từng miếng nhỏ.

Bước 3: Chọn tôm tươi, bạn dùng kéo cắt bỏ đầu, đuôi và vỏ tôm, rút bỏ chỉ đen rồi rửa lại thật sạch sẽ, vớt ra rổ để ráo nước. Luộc qua tôm với nước sôi, thêm hạt nêm ướp cùng với tôm khoảng 15 phút rồi bỏ vào máy sinh tố xay cho thật nhuyễn.

Bước 4: Bắc lên bếp 1 nồi nước với lượng vừa đủ, cho hỗn hợp gạo và bí đỏ vào đun với lửa nhỏ để gạo và bí đỏ được ninh thật mềm.

Cho tiếp tôm đã nhuyễn vào và khuấy đều cho tới khi tôm chín thì nêm nếm lại gia vị cho hợp với khẩu vị và sở thích của bé.

Súp gà nấm

Nguyên liệu:

300g thịt ức gà

100g nấm hương

100g hạt ngô ngọt

1 củ cà rốt

Muối, hạt nêm

3 thìa cà phê bột năng

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch thịt gà, luộc cùng chút muối và lượng nước đủ ngập thịt. Trong khi luộc, bạn nên vớt bọt ra để nước thật trong. 

Bước 2: Rửa sạch hạt ngô ngọt, có thể xay nhỏ nếu bé mới bắt đầu ăn dặm. Nấm hương ngâm nở mềm, làm sạch rồi thái sợi chỉ nhỏ hoặc băm sơ. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ thái sợi hoặc băm nhỏ. Trộn bột năng với 5 thìa nước rồi khuấy tan.

Bước 3: Thịt gà luộc chín gắp ra để nguội, sau đó xé thành sợi nhỏ.

Bước 4: Đun sôi nước luộc gà, thêm hạt nêm, muối theo khẩu vị. Khi nước sôi, mẹ cho ngô đã xay và cà rốt đã băm vào nồi. Đun trong vòng 3 – 5 phút để ngô, cà rốt mềm thì thêm thịt gà, nấm hương.

Bước 5: Tiếp đến, đổ từ từ nước bột năng vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều đến khi nào nước sánh lại. Cuối cùng, mẹ múc ra chén và cho bé thưởng thức khi súp bớt nóng.

Sinh tố hoa quả

Một số trái cây mềm, thích hợp cho trẻ bị tay chân miệng gồm đu đủ, dưa hấu, bơ sáp,… Cha mẹ có thể xay nhuyễn hoa quả thành món tráng miệng, món ăn nửa buổi cho bé.

Các bé bị tay chân miệng có thể ăn kem để làm dịu các vết loét trong khoang miệng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều arginine như chocolate, đậu phộng (lạc), nho khô, các loại hạt để tránh làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 4 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

Quỳnh Trang - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

Xem thêm