Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mùa hè nóng bức, hãy bảo vệ sức khỏe ngay từ bữa ăn

Mùa hè là thời điểm để tận hưởng những món ăn ngon và những hoạt động ngoài trời thú vị, đừng để ngộ độc thực phẩm “tung hoành” trong ngôi nhà của bạn. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách áp dụng và tuân thủ những biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm dưới đây.

Bên cạnh nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do nhiễm hóa chất, chất bảo quản, ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn thức ăn rất hay gặp phải trong mùa hè. Nắng nóng và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu không cẩn thận trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm.

mùa nắng nóng hãy bảo vệ sức khỏe ngay từ bữa ăn

Mối nguy hiểm từ thực phẩm trong mùa hè

Trời nắng nóng, độ ẩm cao như "tiếp thêm sức mạnh" cho vi khuẩn, khiến chúng sinh sôi nhanh chóng trong thực phẩm. Các vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Listeria, Staphylococcus... có thể xâm nhập vào thực phẩm từ quá trình sản xuất, chế biến đến bảo quản.

Một số loại thực phẩm đặc biệt dễ bị nhiễm khuẩn:

  • Thịt, hải sản: do hàm lượng protein cao, nếu không được sơ chế đúng cách, chế biến đảm bảo vệ sinh, bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
  • Rau sống: Rau sống có thể nhiễm khuẩn từ đất, nước tưới, hoặc trong quá trình vận chuyển và chế biến.
  • Trứng: Trứng sống hoặc trứng lòng đào có thể chứa vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ vỏ trứng cũng có thể xâm nhập ra bên ngoài, làm ô nhiễm các thực phẩm, dụng cụ chế biến khác và gây ngộ độc cho người sử dụng.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Các món ăn như giò chả, nem chua, salad, thịt nguội, thịt quay, bánh mỳ kẹp... nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách cũng dễ bị nhiễm khuẩn.

Đọc thêm bài viết: Ngộ độc thực phẩm - Mối lo ngại không thể bỏ qua vào mùa hè

Triệu chứng và biến chứng của ngộ độc thực phẩm

Dấu hiệu và cách sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ 1giờ đến 24 giờ, ngộ độc xảy ra khi có đủ lượng vi khuẩn phát triển trong cơ thể người bị ngộ độc. Sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn 1 vài giờ đến 24 giờ, có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Buồn nôn và nôn: Cảm giác khó chịu ở dạ dày và nôn mửa.
  • Đau bụng: Đau quặn bụng, có thể kèm theo cảm giác đầy hơi.
  • Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng hoặc nước nhiều lần trong ngày.
  • Sốt: Cơ thể tăng nhiệt độ để chống lại nhiễm trùng.
  • Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi: do mất nước và mất cân bằng điện giải vì nôn, tiêu chảy.

Trong trường hợp nặng, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến:

  • Mất nước nghiêm trọng: Gây suy kiệt, thậm chí tử vong.
  • Rối loạn thần kinh: Co giật, hôn mê.
  • Viêm khớp phản ứng: Đau và sưng khớp.
  • Hội chứng tăng ure huyết tán: Suy thận cấp.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

 

Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chế biến thực phẩm. Vệ sinh kỹ các dụng cụ nhà bếp và bề mặt chế biến thực phẩm.
  • Chọn thực phẩm an toàn, sơ chế đúng cách: Mua thực phẩm từ nguồn uy tín, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. Chọn thịt, cá tươi, không có mùi lạ. Sơ chế sạch trước khi bảo quản. Rửa sạch rau sống dưới vòi nước chảy.
  • Nấu chín thực phẩm: Đảm bảo thịt, cá được nấu chín kỹ. Không ăn các món tái, sống như gỏi, tiết canh, nem chua...
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp (dưới 5 độ). Không để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Thức ăn của bữa trước cần được đun/ làm nóng lại trước khi ăn.
  • Ăn chín, uống sôi: Không uống nước lã, nước đá không rõ nguồn gốc. Uống nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai.
  • Không để chung thực phẩm sống và chín: Dùng dao, thớt riêng cho thực phẩm sống và chín.

Đọc thêm bài viết: Những thực phẩm có khả năng gây ngộ độc thực phẩm vào dịp lễ Tết

Phải làm sao khi bị ngộ độc thực phẩm?

Quận Thanh Xuân: Sơ cứu khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm tại nhà - Chi  tiết tìm kiếm - Cổng thông tin điện tử quận Thanh Xuân

Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, hãy:

  • Bù nước và điện giải: Uống nhiều nước, oresol, nước dừa hoặc nước cháo muối để bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
  • Nghỉ ngơi: nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
  • Ăn uống nhẹ nhàng: Ăn các món ăn dễ tiêu như cháo, súp, bánh mì... Tránh ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Gặp bác sĩ: Nếu triệu chứng nặng hoặc kéo dài, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra ngay lâp tức.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh - Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM -
Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm