Một số điều cần biết về ghép tụy
Tụy là một cơ quan nằm sau phần dưới dạ dày. Một trong những chức năng chính của nó là tạo insulin, một loại hormon điều chỉnh khả năng hấp thụ đường (glucose) trong tế bào.
Nếu tuyến tụy không sản sinh đủ insulin, hàm lượng đường huyết có thể tăng tới mức không lành mạnh, kết quả là gây tiểu đường týp 1.
Phần lớn các ca ghép tụy được thực hiện để điều trị tiểu đường týp 1. Ghép tụy thường được chỉ định ở những người bị biến chứng tiểu đường nghiêm trọng vì tác dụng phụ của ghép tụy là đáng kể.
Trong một số trường hợp, ghép tụy cũng có thể điều trị tiểu đường týp 2. Hiếm hơn, ghép tụy có thể được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến tụy, ung thư túi mật hoặc các loại ung thư khác.
Ghép tụy thường được thực hiện cùng với ghép thận ở những người bị tổn thương bởi bệnh tiểu đường. Biến chứng của thủ thuật
Phẫu thuật ghép tụy có một số nguy cơ biến chứng đáng kể bao gồm:
Cục máu đông
Xuất huyết
Nhiễm trùng
Tăng đường huyết hoặc các rối loạn chuyển hóa khác
Các biến chứng tiết niệu bao gồm nhiễm trùng đường tiểu
Suy tụy được hiến
Thải ghép tụy được hiến
Tác dụng của thuốc chống thải ghép
Sau khi ghép tạng, bạn sẽ phải dùng thuốc trong suốt phần đời còn lại để ngăn ngừa cơ thể đào thải tụy được hiến.
Các thuốc chống thải ghép có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bao gồm:
- Làm loãng xương
- Tăng cholesterol
- Huyết áp cao
- Buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa
- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
- Tăng cân
- Sưng lợi
- Mụn trứng cá
- Lông tóc mọc hoặc rụng quá nhiều
Các thuốc chống thải ghép hoạt động bằng cách ức chế hễ miễn dịch, điều này cũng khiến cơ thể gặp khó khăn khi chống lại các nhiễm trùng và bệnh tật.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vì sao phải dùng thuốc chống thải ghép?
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.