Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Món ăn thuốc trị cảm cúm

Cảm cúm thông thường còn gọi là cảm gió, theo y học cổ truyền do phong tà xâm nhập cơ thể. Dấu hiệu của bệnh cúm là sốt, cơ thể đau nhức, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi…

Cảm cúm thông thường còn gọi là cảm gió, theo y học cổ truyền do phong tà xâm nhập cơ thể. Dấu hiệu của bệnh cúm là sốt, cơ thể đau nhức, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi… Trong Y học cổ truyền, cảm cúm có thể do phong hàn, phong nhiệt; do nhiệt ẩm hoặc do thân thể hư nhược…

Theo Y học hiện đại, bệnh do virut nên có thể tự khỏi trong vòng 7-10 ngày. Vì vậy, thay vì dùng kháng sinh, người bị cảm cúm có thể điều trị bằng cách nghỉ ngơi, uống nhiều nước và sử dụng một số món ăn bài thuốc dưới đây để giảm triệu chứng và điều trị:

Cảm cúm do phong nhiệt

Biểu hiện: Thân nhiệt khá cao, mồ hôi ra không thoát, đau đầu, ho, viêm nhớt hoặc vàng, họng khô đau, tịt mũi, nước mũi đặc quánh vành. Miệng khát, lưỡi mốc trắng mà ướt.

Các dấu hiệu khi bị cảm cúm.

Bài 1: nước lá dâu, hoa cúc, bạc hà: lá dâu, hoa cúc mỗi thứ 6g, bạc hà 3g; đường kính vừa đủ. Các thứ trên rửa sạch, hãm nước sôi, cho thêm chút đường kính, uống thay trà.

Bài 2: Canh thịt nạc, tử cát: thịt lợn nạc 120g, cát căn tươi 60g (khô 30g), tử hồ 12g. Tử hồ, cát căn rửa sạch, thịt nạc rửa sạch thái nhỏ. Tất cả bỏ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi nhỏ lửa nấu khoảng 2 giờ. Gia vị vừa ăn.

Bài 3: Canh thịt nạc, rễ cây mai, cam thảo: thịt nạc 120g, rễ cây mai 30g, cam thảo 6g. Rễ cây mai, cam thảo thái nhỏ, rửa sạch; thịt nạc rửa sạch thái nhỏ. Tất cả bỏ vào nồi, đổ vừa nước, đun sôi rồi nhỏ lửa nấu khoảng 1 giờ, cho gia vị vừa ăn.

Cảm cúm do nhiệt ẩm

Biểu hiện: Thân nhiệt cao, mồ hôi ít, mình và chân tay nhức mỏi đau, váng đầu, đầu nặng căng nhức, chảy nước mũi, tâm phiền, miệng khát, khát nhưng không uống nhiều, tức ngực, tiểu tiện dắt,vàng, lưỡi mốc vàng và nhớt.

Bài 1: Canh mướp đắng, thịt nạc: thịt nạc 120g, mướp đắng 250g, lá sen tươi 30g. Mướp đắng, lá sen rửa sạch, thái nhỏ, thịt nạc rửa sạch, thái nhỏ. Tất cả bỏ vào nồi đổ vừa nước, đun sôi rồi nhỏ lửa hầm khoảng 2 giờ cho gia vị vừa ăn.

Bài 2: Canh ngân hà, dưa hấu: kim ngân hoa 10g, hà diệp 15g, bạc hà 6g, vỏ dưa hấu 60g. Vỏ dưa hấu thái nhỏ nấu lấy nước, rồi cho các lá trên đã rửa sạch thái nhỏ vào nấu kỹ, gạn lấy nước cho chút đường uống thay trà.

Bài 3: Canh đậu ván, bí xanh, lá sen: bí xanh 500g, đậu ván trắng 30g, lá sen tươi 15g, các thứ trên rửa sạch thái nhỏ, bí để cả vỏ, đổ nước nấu khoảng 1 giờ, gạn lấy nước uống.

Cảm cúm do thân thể hư nhược

Biểu hiện: Phát nhiệt đau đầu đổ mồ hôi, ho, họng viêm trắng, thở gấp, tim đập không đều, mệt mỏi, lưỡi lạt mốc trắng.

Bài thuốc: nước táo tàu, hoàng kỳ, gừng: hoàng kỳ 15g, táo tàu 15g, gừng 3 lát. Hoàng kỳ rửa sạch thái nhỏ, gừng, táo tàu rửa sạch. Tất cả cho vào nồi nước nấu khoảng 1 giờ, lấy nước uống.

BS. PhanThị Hiền - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm