Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo tính khẩu phần ăn cực chuẩn mà đơn giản

Không thể lúc nào bạn cũng kè kè mang theo chiếc cân để tính toán khẩu phần ăn mỗi bữa. Thay vào đó, bạn có thể dùng chính bàn tay của mình để ước lượng khẩu phần ăn.

Thịt: Lòng bàn tay

Độ dày của miếng thịt này tương tự như độ cao của hộp đựng danh thiếp

Một phần thịt sẽ có kích thước bằng một lòng bàn tay (trừ các ngón).

Để có một phần protein cỡ này mỗi bữa - bạn nên chia nhỏ lượng protein trong suốt cả ngày vì với lượng nhỏ và đều đặn cơ thể sẽ dễ tiêu hóa hơn.

Nhưng đừng ăn quá 500g thịt đỏ mỗi tuần. Hãy chọn những protein như cá hoặc đậu.

Cá trắng: Cả bàn tay

Đối với cá trắng, một phần ăn có thể có kích thước bằng một bàn tay duỗi thẳng, gồm cả các ngón tay – khoảng 150g với 100 calo.

Các loại cá trắng như cá tuyết, cá haddock hay pollock rất ít mỡ và calo. Những loại cá này chỉ chứa lượng nhỏ omega-3, nhưng là nguồn selen rất tốt, có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch cũng như sức khỏe của lông tóc móng.

Rau bina sống: Hai vốc tay

Đây là lượng rau bina sống mà bạn cần cho một trong năm phần ăn mỗi ngày (8 g) – cụ thể là nguyên một túi – và cỡ suất này được áp dụng cho mọi loại lá rau salad.

Trái cây nhỏ: Hai lòng bàn tay khum lại

Một túi việt quất nặng khoảng 250g, là 3 phần ăn – vì thế bạn không phải ăn hết cả túi

Một trong 5 phần ăn mỗi ngày (80g) của trái cây nhỏ như quả mọng (hoặc trái cây lớn xứt miếng trong món salat trái cây) tương đương với lượng đựng vừa trong hai lòng bàn tay khum lại.

Một lượng như vậy sẽ bổ sung khoảng 90 calo còn với nho là 161 calo.

Rau: Một nắm tay

Hai lần lượng súp lơ xanh này sẽ được tính là 2 trong 5 phần rau và trái cây mỗi ngày, tuy nhiên sự đa dạng là điều quan trọng nhất.

Để tính là một trong 5 phần rau mỗi ngày (80g), thì một suất rau cần có kích thước ít nhất bằng cỡ nắm tay của bạn.

Mì sống: Một nắm tay

Carbonhydrat, cung cấp năng lượng và chất xơ, chỉ nên chiếm 1/4 khẩu phần ăn.

Lượng này trông có vẻ nhỏ, nhưng mì sẽ tăng gấp đôi trọng lượng khi nấu chín, vì nó hút nước. Lượng mì này tương đương 75g, cung cấp 219 calo.

Một suất gạo sống cũng có kích thước bằng một nắm tay.

Hạt vỏ cứng: Lòng bàn tay

Một suất hợp lý là bằng với lượng bạn có thể đựng trong một lòng bàn tay khum

Hạt có vỏ cứng và các loại hạt là món ăn vặt tốt, giúp no bụng và chứa các chất béo không no tốt cho tim, nhưng chúng cũng chứa nhiều calo vì thế hãy ăn nhấn nhá thôi nhé.

Khoai tây: Một nắm tay

Lượng khoai tây này là 180g, cung cấp 175 calo, nhưng khoai tây bỏ lò có thể to gấp đôi – vì thế nên chia bớt cho người khác.

Một suất carbonhydrat sẽ cung cấp khoảng 200 calo. Đây cũng là cỡ suất ăn cho khoai lang, nhưng không giống khoai tây, có thể tính khoai lang là một trong 5 phần rau và trái cây hàng ngày.

Cá có dầu: Lòng bàn tay

Giống như thịt, một phần ăn của cá có dầu như cá hồi, cá thu hoặc cá trích sẽ có kích thước bằng lòng bàn tay bạn.

Miếng phi-lê này nặng khoảng 100g và sẽ cung cấp khoảng 200 calo.

Một suất mỗi tuần sẽ cung cấp cho bạn đủ lượng a xít béo omega-3 tốt cho tim.

Nếu không cần phải giảm cân thì 1 suất lớn hơn cũng không gây bất kì tác hại nào.

Bơ: Đầu ngón tay cái

Mọi loại chất béo như bơ, dầu, bơ lạc... chỉ nên có cỡ phần ăn không lớn hơn một thìa cà phê, hoặc bằng kích thước của đầu ngón tay cái và không quá 2 - 3 phần ăn mỗi ngày.

Sô cô la: Ngón trỏ

Một miếng sô cô la có kích thước bằng ngón tay trỏ (tương đương 20g)s ẽ cung cấp khoảng 100 calo. Nếu bạn hơi to cao hơn bạn có thể ăn nhiều hơn một chút, và đây sẽ là lượng thích hợp

Pho mát: Hai ngón tay cái

Lượng pho mát chỉ nên khoảng 30g, bằng chiều dài và chiều dày của hai ngón tay cái. Sẽ có khoảng 125 calo ở đó, cung cấp 1/3 lượng canxi hàng ngày.

Nhờ cách này bạn có thể dễ dàng ăn 100 calo mà không phải suy nghĩ.

Pho mát nên khoảng 30g, bằng chiều dài và chiều dày của hai ngón tay cái (trái). Một miếng bánh ngọt nên dài và rộng bằng hai ngón trỏ (phải).

Một miếng bánh ngọt nên dài và rộng bằng hai ngón tay trỏ. (Một đầu có thể hơi lớn hơn hai ngón tay nếu bạn cắt bánh theo hình hoa thị).

Cỡ bánh này sẽ cung cấp khoảng 185 calo - 200 tuỳ cân nặng của cơ thể - và là tiêu chuẩn cho món tráng miệng hoặc ăn vặt.

Theo Y học thực hành/DM
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm