Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mách bố mẹ cách kỷ luật trẻ trong vui vẻ

Nuôi dạy con trẻ chưa bao giờ là việc dễ dàng. Làm thế nào để kỷ luật trẻ khi không muốn quát tháo, không muốn dùng roi vọt mà không khiến bé hư?

Mách bố mẹ cách kỷ luật trẻ trong vui vẻ

Mách bố mẹ cách kỷ luật trẻ trong vui vẻ

Làm thế nào để kỷ luật trẻ khi không muốn quát tháo?

Giáo sư, tiến sỹ Sandy Bailey đồng thời là một chuyên gia về giáo dục trong gia đình, làm việc tại Đại học bang Montana (Mỹ), chia sẻ: Hãy nghĩ kỷ luật như là một hình thức giảng dạy chứ không phải là cách trừng phạt trẻ. 

Trẻ cần học cách hòa hợp với người khác và giữ an toàn. Coi trẻ như là học sinh với bao nhiêu háo hức với mọi thứ xung quanh, những bài học về sự chia sẻ, kiên nhẫn, hợp tác và thận trọng sẽ mất vài năm để học hỏi. Là cha mẹ, đồng thời cũng là thầy cô giáo chính của con mình, công việc của bạn là củng cố các bài học với tính kiên định, kiên nhẫn và yêu thương.

Tính nhất quán, kiên định đặc biệt quan trọng với trẻ mới biết đi. Nếu máy tính của mẹ đã bị cấm động vào trong ngày hôm qua thì hôm nay cũng vẫn bị cấm. Bạn đừng lo lắng về việc lặp lại này. Một đứa trẻ có thể cần nghe một điều gì đó hàng trăm lần trước khi chúng ghi nhớ và thực hiện theo.

Mách bố mẹ cách kỷ luật trẻ trong vui vẻ - Ảnh 1

Kỷ luật trẻ nhưng đừng quát mắng trẻ

Khi bé không làm đúng như lời bạn, bé không cần phải nghe giảng giải. Bạn chỉ cần nói “Không”, có thể kèm theo lời giải thích ngắn gọn như “Con có thể bị thương” hoặc “Đó không phải là đồ chơi”. Sau đó, chuyển sự chú ý của bé đến một hoạt động khác. Trẻ mới biết đi thường chỉ chú ý đến một thứ trong một thời gian ngắn, bởi vậy, bé sẽ rất vui vẻ với những điều khác.

Phương pháp phạt Time-outs (phạt không bạo lực) có thể hữu ích, nhưng ít trẻ hiểu được cho đến khi chúng được ít nhất 3 tuổi. Đối với một đứa trẻ, time-outs thường khó hiểu và gây bực bội. Nếu con của bạn đủ tuổi để hiểu time-outs, hãy áp dụng chúng nhưng hạn chế chỉ cần 3 phút hoặc ít hơn – chỉ cần đủ lâu để con bạn tự kiểm soát được.

Cho bé ngồi vào một chiếc ghế thay vì đưa bé đến phòng của bé – nếu bạn không muốn bé nghĩ rằng về phòng mình là hình phạt. Hãy ngồi lại với bé. Có lẽ bé sẽ bình tĩnh lại nhanh hơn.

Cho dù trẻ có cư xử tồi tệ như thế nào thì cũng không nên đánh con. Tát hay đánh trẻ sẽ khiến trẻ sợ cha mẹ. Mặc dù bạn không bao giờ có ý làm tổn thương con của mình, nhưng bạn sẽ mất kiểm soát khi bạn tức giận. Nếu bạn cảm thấy muốn đánh con, hãy cho mình chút thời gian yên lặng một chút, cho đến khi cảm giác này qua đi.

Kỷ luật trẻ không phải lúc nào cũng là tiêu cực. Hãy khen ngợi bé khi bé làm được việc tốt, như chia sẻ đồ chơi với bạn bè hoặc nhặt rác. Bé sẽ biết rằng bé không cần phải làm việc xấu để thu hút sự chú ý của bạn.

Cuối cùng, bạn hãy tránh để bé bị rơi vào tình huống mà bé không thể giải quyết. Ví dụ như không đi mua sắm lâu khi bé mệt và đói. Không để những thứ bé không được phép chạm vào xung quanh bé. Nếu thế giới xung quanh bé đầy những cám dỗ, bạn sẽ mất cả ngày chỉ để nói “Không”. Hãy cho bé chơi và khám phá thế giới, nhưng đừng để bé gặp rắc rối. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 thói quen tốt cha mẹ nên dạy cho con

An An - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm