Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lý do tiềm ẩn khiến bạn rụng tóc bất thường

Nguyên nhân khiến bạn rụng tóc có thể do di truyền. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, rụng tóc bất thường lại xuất phát từ nguyên do tình trạng sức khỏe bạn không tốt.

Nguyên nhân khiến bạn rụng tóc có thể do di truyền. Nhưng trong nhiều trường hợp khác, rụng tóc bất thường lại xuất phát từ nguyên do tình trạng sức khỏe bạn không tốt.

Đàn ông có nhiều khả năng bị rụng tóc hơn phụ nữ, nên những người bị hói đầu chủ yếu là nam giới.

Nhưng những mái tóc mỏng và rụng tóc cũng rất phổ biến ở phụ nữ - một tình trạng khiến không ít người nản lòng. Lý do có thể đơn giản, tạm thời, nhưng cũng có thể là một tình trạng thiếu vitamin, một tình trạng sức khỏe bạn không tốt.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn bị rụng tóc.

Căng thẳng về thể chất

Bất kỳ loại chấn thương cơ phẫu thuật, một tai nạn, hay một bệnh nặng, thậm chí là bệnh cúm cũng có thể gây ra rụng tóc tạm thời. Các chấn thương này có thể sản sinh ra telogen effluvium – một chất gây nên rụng tóc. Tóc có vòng đời tuần hoàn qua 3 giai đoạn: tăng trưởng, nghỉ ngơi, và rụng. Căng thẳng sẽ gây ra rối loạn chu kỳ tóc, khiến có nhiều tóc hơn bị rơi vào giai đoạn rụng, bác sỹ Marc Glashofer, một bác sỹ da liễu tại thành phố New York nói. Rụng tóc thường xuất hiện từ 3 đến 6 tháng sau khi chấn thương.

Bạn nên làm gì: Nên tạo cho mình tâm lý vui vẻ, giải tỏa stress.

Thừa vitamin A

Lạm dụng vitamin A chứa trong các dược phẩm có thể gây rụng tóc. Theo quy định của Học viện Da liễu Mỹ, lương vitamin A hằng ngày vào khoảng 5000 IU cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. Nếu lượng vitamin A vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến cơ thể không hấp thụ và xử lý hết, dẫn đến rối loạn hoạt động trao đổi chất và gây ra tác dụng phụ là rụng tóc.

Bạn nên làm gì? Nếu đây là nguyên nhân gây rụng thì hãy ngừng sử dụng vitamin A, tóc bạn sẽ mọc trở lại.

Ảnh minh họa

Thiếu protein

Nếu trong bữa ăn của bạn không có đủ vitamin A, cơ thể bạn sẽ không đủ protein để nuôi tóc, theo Học viện Da liễu Mỹ. Bạn sẽ bị rụng tóc khoảng 2- 3 tháng sau khi giảm lượng protein trong khẩu phần ăn.

Bạn nên làm gì? Có rất nhiều nguồn protein tuyệt vời cho bạn, bao gồm cá, thịt và trứng. Nếu bạn không ăn thịt và sản phẩm động vật, hãy tìm những nguồn protein chay.

Yếu tố di truyền

Chứng rụng tóc ở nữ được gọi là androgen – phiên bản nữ của chứng hói đầu. Nếu bạn được sinh ra từ một gia đình có những người phụ nữ bị hói đầu ở một độ tuổi nhất định, bạn có nguy cơ cũng bị hói như thế, tiến sỹ Glashofer nói.

Bạn nên làm gì? Giống như nam giới bạn cũng có thể dùng kem bôi hoặc thuốc uống để duy trì tóc của mình.

Thay đổi hormone

Cũng như sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây ra rụng tóc, vì vậy khi xuất hiện rụng tóc, hãy thay đổi hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai. Thay đổi hormone kích thích cơ thể tiết ra telogen effluvium gây rụng tóc. 

Bạn cũng có thể bị rụng tóc nếu trong gia đình bạn cũng đang phải đối mặt với vấn đề này. Sự thay đổi trong cân bằng nội tiết tố xảy ra ở thời kỳ tiền mãn kinh cũng gây nên vấn đề tương tự. Các nội tiết tố androgen ( nội tiết tố nam) ở da đầu sẽ hoạt động – bác sĩ Mark Hammonds – một bác sỹ da liễu ở Scott & White Clinic tại Round Rock, Texas lý giải. Lúc này, các nang lông sẽ thu hẹp lại và sau đó bạn sẽ bị rụng tóc nhiều hơn.

Bạn nên làm gì? Nếu thuốc tránh thai bạn đang sử dụng gây nên rụng tóc thì hãy nói chuyện với bác sĩ để có một loại thuốc tốt hơn.

Suy giảm tuyến giáp

Suy giảm tuyến giáp là thuật ngữ chỉ một tuyến giáp không khỏe mạnh. Tuyến giáp nhỏ nằm ở cổ giúp bạn sản xuất hormone quan trọng trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển. Khi cơ thể không  được cung cấp đủ hormone, sự trao đổi chất trong cơ thể bị cản trở và hậu quả là bạn rất dễ bị rụng tóc.  

Bạn nên làm gì? Bạn nên dùng dược phẩm hỗ trợ tuyến giáp để giúp giải quyết vấn đề này. Khi tuyến giáp của bạn trở lại hoạt động bình thường, tóc bạn sẽ mọc trở lại.

Rối loạn hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn (ví dụ như miễn dịch hoạt động quá mức) thì cơ thể có thể bị nhầm lẫn và cho rằng tóc là yếu tố “ngoại xâm” và cần được loại bỏ. Chính vì vậy, sự đào thải tóc diễn ra thường xuyên hơn, gây ra tình trạng rụng tóc.

Bạn nên làm gì? Bạn nên đi khám để biết tình trạng sức khỏe của mình và được bác sĩ điều trị, ngừa rụng tóc.
 

Ảnh minh họa

Bệnh lao da

Giống như các bệnh tự miễn khác, bênh lao da có thể gây rụng tóc. Hệ tự miễn của cơ thể đã có nhầm lần, các tế bào miễn dịch đã tấn công tóc. Thật không may, tóc rụng trong trường hợp này sẽ không mọc trở lại.

Bạn nên làm gì? Nếu tóc rụng ít, bạn nên thử một kiểu tóc mới để ngụy trang, tóc ngắn thì sẽ khỏe hơn tóc dài, vì vậy, hãy cắt ngắn tóc để trông khá hơn.

Giảm cân quá nhiều

Giảm cân đột ngột là một dạng chấn thương vật lý dẫn đến tóc mỏng. Việc ăn uống thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến rụng tóc. Rụng tóc cùng với giảm cân có thể là dấu hiệu của việc rối loạn ăn uống như chán ăn, hoặc ăn quá nhiều.

Bạn nên làm gì? Giảm cân đột ngột có thể gây sốc cho cơ thể bạn và bạn phải mất 6 tháng để cơ thể cũng như tóc của bạn kịp thích nghi và phục hồi.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buống trứng đa nang là sự mất cân bằng hormone giới tính nam và nữ. Sự dư thừa nội tiết tố androgen có thể dẫn đến u nang buồng trứng, tăng cân, tăng nguy cơ bị tiểu đường, rối loạn kinh nguyệt, vô sinh cũng như làm tóc mỏng đi. Sự tăng vọt của hooc mon nam có thể làm xuất hiện nhiều lông hơn trên mặt và cơ thể bạn.

Bạn nên làm gì? Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang giúp cân bằng nội tiết tố và đảo ngược một số rối loạn. Phương pháp điều trị bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, thuốc tránh thai cũng như sự các liệu pháp cụ thể để tránh khả năng bị vô sinh hoặc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tri thức trẻ - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm