Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tắm thuốc – phương pháp chữa bệnh độc đáo của đông y

Tắm thuốc là phương pháp cho thêm vào nước thường hoặc trực tiếp sử dụng dịch thuốc Y học cổ truyền làm nước để tắm rửa toàn thân hay cục bộ nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Tắm rửa là một nhu cầu vệ sinh tự nhiên của con người nhằm mục đích tẩy rửa các chất bẩn trên da, làm cho cơ thể trở nên sạch sẽ. Nhưng không chỉ có vậy, trải qua quá trình tích lũy kinh nghiệm không ngừng, con người còn thấy rằng: tắm rửa còn có tác dụng phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe ở một mức độ nhất định, đặc biệt là khi tắm rửa bằng nước nóng.

Hơn thế nữa, dần dần con người còn biết sử dụng các dược vật chế thêm vào nước dùng để tắm rửa, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh tật. Ở phương Đông, phương pháp này được cổ nhân gọi là dược dục liệu pháp (DDLP).

DDLP là gì?

Về cơ bản, có thể hiểu DDLP là phương pháp cho thêm vào nước thường hoặc trực tiếp sử dụng dịch thuốc Y học cổ truyền làm nước để tắm rửa toàn thân hay cục bộ nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đây là một trong những phương pháp chữa ngoài của Y học cổ truyền (ngoại trị) được tiến hành theo lý luận của Đông y, kết hợp tác dụng của hai liệu pháp: thủy trị liệu và dược vật trị liệu. Về danh pháp tiếng Việt, xin tạm gọi là phương pháp tắm thuốc.

DDLP có từ bao giờ?

DDLP có một lịch sử rất lâu đời. Ở Trung Quốc, sách “Lã ký” đã viết: “Đầu hữu nang tắc mộc, thân hữu bệnh tắc dục” (đầu bị lở loét nên gội, thân mình có bệnh nên tắm). Y thư cổ “Hoàng Đế nội kinh” cũng đã bàn đến DDLP trong nhiều chương mục.

Ví như chương “Âm dương ứng tượng đại luận” đã viết: “Kỳ hữu và giả, tứ hình dĩ vi hãn”, ý muốn nói: nếu bị ngoại tà xâm nhập nên tắm ngâm làm cho ra mồ hôi để tà khí theo đó mà ra ngoài. Đặc biệt, trong những y thư chuyên khảo về vấn đề này phải nói đến cuốn “Lý thược biền văn” của y gia Ngô Sư Cơ, đại biểu lỗi lạc của DDLP. Tác phẩm này đã đề cập một cách có hệ thống từ cơ sở, lý luận đến kinh nghiệm thực tiễn trong việc vận dụng DDLP để điều trị khá nhiều chứng bệnh thuộc các chuyên khoa, với 79 phương thuốc tắm ngâm độc đáo.

Ở nước ta, kinh nghiệm dân gian sử dụng DDLP cũng khá phong phú. Việc dùng nước sắc cây cỏ tắm ngâm để điều trị các chứng thấp khớp, dị ứng lở ngứa, trĩ hạ… cũng đã được lưu truyền trong dân gian từ rất sớm. Trong các tác phẩm của mình, danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông cũng đã ghi chép lại khá nhiều các kinh nghiệm sử dụng DDLP trong phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, chúng ta không có những y thư chuyên bàn về vấn đề này một cách có hệ thống.

DDLP có mấy loại?

Tùy theo phần thân thể ngâm trong dịch thuốc nhiều hay ít người ta thường chia làm 3 loại: toàn thân dược dục, bán thân dược dục và cục bộ dược dục.

Toàn thân dược dục: là cách ngâm toàn bộ cơ thể trong dịch thuốc được chứa trong bồn có dung tích 250-300 lít từ 20-30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Thường dùng cho các bệnh lý nội khoa và da liễu.

Bán thân dược dục: là cách ngâm nửa dưới cơ thể trong dịch thuốc, bệnh nhân ngồi tới rốn. Mỗi lần ngâm trong 20 -30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Loại này thường dùng cho các bệnh lý chi dưới như: viêm khớp gối, viêm tắc động mạch chân, liệt bại hai chân.

Cục bộ dược dục: là cách ngâm chi thể hoặc một bộ phận của cơ thể trong dịch thuốc hay tiếp xúc với dịch thuốc nhiều lần. Tùy theo cách thức và bộ phận được ngâm khác nhau mà phân thành nhiều loại ngâm như: tay, chân, ngâm tứ chi, ngâm đầu, rửa mắt, rửa mặt… ví dụ ngâm chân (tức dục) là loại bình thường dùng trên lâm sàng, được chia làm 2 hình thức, ngâm chân thấp và ngâm chân cao.

Cơ chế tác dụng DDLP

DDLP tác động lên cơ thể thông qua 2 yếu tố: tác dụng của thuốc và tác dụng của nước.

Trải qua quá trình bào chế, đun nấu các loại chất có tác dụng chữa bệnh trong dược liệu sẽ hòa tan vào nước hoặc tỏa ra theo hơi nước tác động trực tiếp lên da và niêm mạc hoặc ngấm vào trong cơ thể phát huy tác dụng chữa bệnh. Tác động trực tiếp bên ngoài thường được ứng dụng cho các bệnh lý ngoài da, bệnh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài, bệnh mắt, các thương tổn phần mềm do sang chấn… nhờ khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề, chống ngứa… của dịch thuốc. Hoạt chất ngấm vào trong cơ thể thông qua 2 con đường: ngấm qua niêm mạc mũi miệng do hít hơi thuốc và thẩm thấu qua da. Tác động bên trong chủ yếu được ứng dụng cho các bệnh lý nội khoa. Tuy nhiên, cả 2 con đường tác động bên ngoài và tác động bên trong ít khi thực hiện riêng rẽ mà thường hiệp đồng tương hỗ với nhau.

Nước tác động lên cơ thể nhờ 2 yếu tố: nhiệt độ và áp lực. Độ ấm của dịch thuốc có tác dụng làm giãn mạch toàn thân và tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, cải thiện công năng hấp thu của da, làm giảm cơ và giảm đau. Đối với các vết thương xung huyết kỳ đầu nếu ngâm trong dịch thuốc lạnh có khả năng làm co mạch và giảm xuất tiết. Áp lực của nước có tác dụng xoa bóp các bộ phận được ngâm, thúc đẩy quá trình hồi lưu của máu và dịch bạch huyết, làm giảm sưng nề và giảm đau.

Ngoài ra, theo quan niệm của Y học cổ truyền, dịch thuốc còn tác động lên các huyệt vị châm cứu, phối hợp với các động tác xoa bóp khi ngâm sẽ giúp cho cơ thể điều chỉnh cân bằng âm dương, phục hồi công năng của các tạng phủ và làm lưu thông huyết mạch.

Những vấn đề cần chú ý

Thực tế cho thấy, DDLP có tính an toàn cao và hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong khi thực hành cần chú ý mấy điểm sau đây:

Những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy mạch vành, u mạch máu, suy tim, tiền sử đã bị nhồi máu cơ tim, cơ địa đã xuất huyết không nên tắm, ngâm toàn thân trong dịch thuốc có nhiệt độ trên 390C.

Phụ nữ đang hành kinh và người bị dị ứng với dịch thuốc không nên thực hành DDLP.

Trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút không nên tắm ngâm toàn thân. Trước khi ngủ không nên thực hành

DDLP. Chú ý tránh tắm ngâm quá lâu, mùa đông cần đề phòng cảm lạnh.

ThS. Hoàng Khánh Toàn - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm