Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lưu ý khi dùng minoxidil kích thích mọc tóc

Minoxidil là hoạt chất được biết đến với công dụng kích thích mọc tóc hiệu quả. Sử dụng Minoxidil như thế nào để lấy lại mái tóc bồng bềnh?

Minoxidil được sử dụng ngoài da với người bị rụng tóc androgen.

Hiệu quả của Minoxidil

Minoxidil ra đời từ những năm 1960, ban đầu vốn là thuốc dùng qua đường uống trong điều trị tăng huyết áp. Tuy ngày nay không còn được sử dụng nhiều, nhưng người ta lại phát hiện tác dụng phụ của Minoxidil là kích thích mọc tóc. Sau hàng thập kỷ nghiên cứu, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ đã phê duyệt sử dụng Minoxidil ngoài da nhằm trị rụng tóc.  

Điều thú vị về Minoxidil là các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra về cơ chế tác động của hoạt chất này với mái tóc. Giả thuyết cho rằng, Minoxidil giúp tăng lưu thông máu tới da đầu, làm giãn nở mạch máu, từ đó giúp kích thích mọc tóc. Nghiên cứu năm 2017 lại đưa ra giả thuyết, hoạt chất này kích thích enzyme ATP ở nang tóc, kéo dài giai đoạn tăng trưởng (anagen).

Minoxidil được sử dụng trên da đầu với nồng độ khác nhau - Ảnh: Daniel Alain

Minoxidil được sử dụng trên da đầu với nồng độ khác nhau.

(Ảnh: Daniel Alain)

Dù hoạt động theo cơ chế nào, Minoxidil được biết đến với những công dụng sau:

- Kích thích mọc tóc: Khi dùng trên da đầu, Minoxidil giúp kích thích tóc con mọc lên ở những người đang bị rụng tóc.

- Tăng mật độ và độ dày tóc: Minoxidil còn giúp đẩy lùi tình trạng tóc thưa và mỏng, giúp tóc mọc lại chắc khỏe hơn.

- Điều trị các rối loạn về tóc: Minoxidil được chứng minh hiệu quả với bệnh nhân mắc chứng rụng tóc từng mảng do cường androgen và rụng tóc kiểu hói ở nữ.

Cân nhắc khi sử dụng Minoxidil

Minoxidil nhìn chung an toàn với hầu hết với mọi tình trạng tóc. Tuy nhiên, sản phẩm có nguy cơ gây kích ứng với người có tóc nhuộm. Hiệu quả của hoạt chất này cũng không cao với một số dạng rụng tóc như rụng tóc có sẹo (da đầu bị viêm, để lại sẹo dẫn tới nang tóc không mọc lại được). Phụ nữ có thai, hoặc đang lên kế hoạch mang thai, được khuyến cáo không dùng Minoxidil.

Minoxidil thường được bào chế dưới dạng xịt, tinh chất (serum) hoặc bọt, nồng độ 2% cho Phụ nữ hoặc 5% cho nam giới, dùng trực tiếp lên da đầu. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi dùng và tuân thủ tần suất sử dụng.

Nhỏ liều lượng Minoxidil vừa đủ (1ml hoặc theo hướng dẫn) lên da đầu

Nhỏ liều lượng Minoxidil vừa đủ 1ml hoặc theo hướng dẫn) lên da đầu.

Với serum: Nhỏ 1ml dung dịch sản phẩm lên da dầu (hơi ẩm hoặc khô). Tránh gội đầu trong vòng 4 tiếng sau khi sử dụng. Lặp lại 2 lần/ngày và không dùng quá 2ml/ngày.

Với dạng xịt: Xịt vào trung tâm của vùng da cần cải thiện, nhấn ống xịt một lần và dùng đầu ngón tay thoa đều thuốc khắp vùng cần điều trị. Lặp lại thao tác 6 lần để đạt được liều 1ml. Tránh hít phải thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Minoxidil là da đầu đỏ lên và hơi ngứa ngáy, do tăng lưu thông máu tới vùng da này. Giai đoạn đầu, một số người dùng sẽ thấy tình trạng rụng tóc tạm thời. Nguyên nhân là Minoxidil kích thích tóc từ giai đoạn nghỉ thành giai đoạn mọc, tóc sẽ rụng đi để mọc lại khỏe mạnh hơn.

Hiệu quả của Minoxidil bắt đầu thấy rõ sau 2-3 tháng sử dụng, khi mật độ tóc sẽ ổn định dần, tóc rụng ít đi. Lưu ý, rụng tóc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, từ stress, hormone đến dinh dưỡng. Bạn nên đi khám, tham khảo ý kiến bác sỹ để tìm được giải pháp hiệu quả nhất.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Mất tự tin vì hói đầu, phải làm sao?

Quỳnh Trang (Theo Byrdie) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm