Vitamin D có vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.
Vitamin D là loại vitamin duy nhất giúp cơ thể hấp thụ calci và phốt pho, những chất quan trọng cho sức khỏe của xương. Ngoài ra, vitamin D còn kiểm soát sự phát triển của ung thư, nhiễm trùng và giảm viêm.
Theo Time of India, trong một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ trước tiếp của vitamin D trong việc kiểm soát các bệnh nghiêm trọng như đái tháo đường, bệnh tim và ung thư cũng như vai trò của nó trong việc cải thiện sức khỏe xương và khả năng miễn dịch.
Người lớn được khuyến nghị nên bổ sung 15mcg vitamin D vào chế độ ăn uống mỗi ngày cho cả nam và nữ, trong khi những người trên 70 tuổi là 20 mcg mỗi ngày.
Cơ thể sản xuất vitamin D như thế nào?
Vitamin D được hình thành khi phản ứng hóa học hình thành trên da người. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một loại steroid được gọi là 7- dehydrocholesterol sẽ bị phân hủy. Điều này dẫn đến sự hình thành của vitamin D.
Theo một nghiên cứu, quá trình tổng hợp vitamin D do ánh nắng mặt trời bị ảnh hưởng rất nhiều bởi mùa, thời gian trong ngày, vĩ độ, độ cao, ô nhiễm không khí, sắc tố da, sử dụng kem chống nắng, quá trình lão hóa. Vitamin D được chuyển hóa tuần tự trong gan và thận thành 25-hydroxyvitamin D (dạng tuần hoàn chính) và 1,25-dihydroxyvitamin D (dạng có hoạt tính sinh học).
Đối tượng dễ thiếu vitamin D?
Những nhóm người sau đây dễ bị thiếu vitamin D hơn những nhóm khác:
- Những người mặc quần áo che kín, không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Những người lạm dụng kem chống nắng sẽ hạn chế khả năng tổng hợp vitamin D của da.
- Những người không dành nhiều thời gian ở ngoài trời.
- Những người có tông màu da tối hơn.
- Những người lớn tuổi thường ở trong nhà và bị giảm mức 7-dehydrocholesterol.
- Những người bị béo phì.
- Những người bị loãng xương.
- Những người bị bệnh gan hoặc thận mạn tính.
Dấu hiệu thiếu vitamin D
Khi thiếu vitamin D sẽ dẫn đến đau cơ, mệt mỏi và trầm cảm. Những trường hợp thiếu vitamin D nghiêm trọng hơn có thể có dấu hiệu đau nhức xương. Ngoài ra, thiếu loại vitamin quan trọng này cũng được cho là một yếu tố nguy cơ của chứng sa sút trí tuệ.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa sự thiếu hụt vitamin D với chứng rối loạn cương dương.
Tham khảo thông tin tại bài viết: 6 dấu hiệu "cảnh báo" cơ thể bạn đang thiếu Vitamin D trầm trọng.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?