Trong nhiều thế kỷ, nó đã định hướng nền tảng cơ bản về hành vi đạo đức và thực hành y học. Vào buổi bình minh kỷ nguyên mới về công nghệ và y học, có lẽ đây là thời điểm thích hợp để viết lại lời thề phù hợp với khoa học hiện đại, thay đổi cấu trúc xã hội và những yêu cầu của thế kỷ 21.
Lời thề Hippocrates trong quan điểm lịch sử
Ngành y đã chấp nhận lời tuyên thệ của Hippocrates như là quy tắc đạo đức trong nhiều thế kỷ trước, nhưng nó vẫn được sử dụng ngày nay bởi nhiều trường y khoa tại các buổi lễ tốt nghiệp. Văn bản định nghĩa một cách hoàn hảo nghĩa vụ cao quý của một bác sĩ và những vấn đề đạo đức một bác sĩ có thể đối diện trong suốt sự nghiệp của họ.
Rất ít người biết rằng mặc dù lời tuyên thệ mang tên Hippocrates - một vị bác sĩ nổi tiếng người Hy Lạp nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ông đã viết nó. Người ta cho rằng những tài liệu đã được tạo ra 100 năm sau khi ông qua đời, khoảng 2500 năm trước.
Rachel Hajar trong một nghiên cứu về quan điểm lịch sử của lời thề cho biết vào năm 1500, một trường y khoa Đức (Đại học Wittenberg) đã sử dụng việc tuyên thệ cho sinh viên y khoa tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, cho đến những năm 1700, khi được dịch sang tiếng Anh, các trường Y phương Tây bắt đầu thường xuyên sử dụng trong các hội nghị. Năm 1948, lòi tuyên thệ được Hiệp hội Y khoa Thế giới (WMA) thông qua tại Geneva - còn gọi là Tuyên bố Geneva. Sau thời điểm đó rất nhiều trường y sử dụng phiên bản này của Lời thề. Tại Hoa Kỳ lời thề được sửa lại bởi Louis Lasagna (Hiệu trưởng Trường Y khoa Đại học Tufts Massachusetts, Hoa Kỳ) và phiên bản này đã được nhiều trường y khoa Hoa Kỳ chấp nhận.
Lời thề còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay?
Dường như là vẫn còn! Mặc dù không phải tất cả sinh viên y khoa đều được yêu cầu tuyên thệ, không phải ai cũng bị ràng buộc bởi văn bản pháp lý, phần lớn các bác sĩ tin rằng lời thề vẫn còn những giá trị cho đến ngày nay. Tuy nhiên ở một số điểm nó không thể phản ánh chính xác những vấn đề y học đương đại, và một số đoạn không rõ ràng, gây phiền hà.
Trong năm 2016, Medscape đã có một cuộc thăm dò về sự phù hợp của lời thề Hippocrates. Tổng số người tham gia bao gồm 2674 bác sĩ và 134 sinh viên y khoa. Kết quả thu được có sự phân hóa sâu sắc, tuổi tác được xem là một yếu tố quyết định đến sự khác biệt. Chỉ có 39% những người dưới 34 tuổi cho rằng lời thề có ý nghĩa quan trọng, so với tỉ lệ 70% ở những người trên 65 tuổi.
Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy phần lớn các trường y sử dụng kết hợp một số lời tuyên thệ, trong nhiều trường hợp lời tuyên thệ Hippocrates đôi khi trở thành một sự kiện mang tính nghi lễ. Nó là điều cần thiết cho các trường học để cung cấp nền tảng đạo đức cơ bản cho sinh viên y khoa. Nhưng lời thề Hippocrates trong nhiều trường hợp lại cần thay đổi vì nó không thể cung cấp cho người trẻ những lời khuyên họ cần trong thế giới hiện đại.
Chúng ta cùng tìm hiểu một số một số đề xuất thay đổi để Lời thề Hippocrates của The Medical Futurist để phù hợp hơn ở thế kỷ 21.
1) Mở rộng hơn
Một đoạn của lời tuyên thệ như sau: “Tôi sẽ tôn trọng những thành quả khoa học của các bác sĩ đi trước, và sẵn sàng chia sẻ kiến thức của mình cho những người tiếp nối.”
Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy thì vị trí của các y tá, những nhà nghiên cứu y học ở đâu? Cộng đồng y học không chỉ bao gồm các bác sĩ. Vì vậy, nó sẽ trở nên tốt hơn nếu thay đổi để phù hợp với nhiều người hơn. Đến nay, các bác sĩ không phải là nguồn kiến thức y học duy nhất, và tháp ngà của y học bị ảnh hưởng bởi thế giới kỹ thuật số, mạng truyền thông xã hội... Lời thề Hippocrates cần phản ánh được những điều đó.
Source: https://patientengagementhit.com
2) Chăm sóc sức khỏe chuyển trọng tâm từ điều trị sang phòng ngừa
Một phần khác của lời thề "Tôi sẽ ứng dụng, vì lợi ích của người bệnh, tất cả các biện pháp khi cần thiết, tránh sa vào việc điều trị thái quá và điều trị theo chủ nghĩa hư vô."
Tuy nhiên, với những tiến bộ gần đây trong y học chính xác cũng như sự xuất hiện của giải pháp dự phòng hiệu quả, các bác sĩ không nên chỉ chăm sóc những người đã có triệu chứng mà còn cần chăm sóc cho cả người khỏe mạnh.
Source: www.urban.org
Sự xuất hiện của các cảm biến y tế, những thiết bị có thể mang theo bên mình và các ứng dụng y tế (health app) chứa một lượng lớn dữ liệu, điều này giúp phân tích cũng như dự đoán các xu hướng về sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Sự thay đổi này nên được đưa vào lời thề, y học sẽ hành động vì lợi ích của người bệnh và cả những người khỏe mạnh nữa.
Mời các bạn đón đọc bài viết phần 2 tại website Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhân viên y tế phải làm gì khi đối diện với các vụ kiện cáo?
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.