Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lợi ích của rau diếp cá dưới góc nhìn Y học cổ truyền

Rau diếp cá (tên khoa học Houttuynia cordata), họ thực vật, còn gọi là lá giấp, ngư tinh thảo… mùi tanh như cá, hay được dùng làm rau gia vị ăn sống cùng các món ăn. Loại rau này còn có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị một số bệnh lý, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng của nó trong bài viết dưới đây.

Lợi ích của rau diếp cá

Theo quan điểm Tây y, rau diếp cá có tác dụng dược lý lợi niệu nhờ có chất hóa học có tên Quexitin, Isoquexitrin và các chất vô cơ chứa trong đó. Những dẫn xuất có trong rau diếp cá giúp tăng sức chịu đựng, làm bền thành mạch... và nhiều tác dụng có lợi khác trên cơ thể. Theo nghiên cứu, tinh dầu trong diếp cá có khả năng ức chế một số loại virus như: virus gây bệnh herpes (HSV-1), virus gây bệnh cúm, HIV chủng 1 ở người (HIV-1), các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, nấm… Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy chiết xuất diếp cá có khả năng ức chế một dạng giống virus SARS gây nên Hội chứng hô hấp cấp tính nặng.

Tính chất lợi tiểu của chất quexitin và các chất vô cơ chứa trong diếp cá cũng được y học hiện đại chứng minh. Theo nghiên cứu, với dung dịch có 1/100.000 phân tử lượng quexitin vẫn còn tác dụng lợi tiểu rất mạnh. Chất isoquexitin cũng có tác dụng lợi tiểu. Ngoài ra, diếp cá còn có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng miễn dịch…

Trong Y học cổ truyền, rau diếp cá có tính hàn, vị hơi cay, công dụng vào phế kinh. Các thầy thuốc Đông y hay dùng rau Diếp cá để thanh nhiệt, giải độc, giải khát, lợi thủy, chữa trĩ, tiêu thũng, làm đẹp... và nhiều tác dụng chữa bệnh khác trong đó có giải cảm sốt, chữa ho... Người dân thường thu hái cả cây Diếp cá về rửa sạch bùn đất, có thể dùng tươi, hoặc phơi, sấy khô, theo liều lượng bài thuốc của các lương y. Đặc biệt, người xưa đã coi rau Diếp cá là một vị thuốc chuyên chữa các bệnh về phổi.

Một số bài thuốc đơn giản sử dụng rau diếp cá cho gia đình

Chữa sốt ở trẻ em

Một trong những công dụng của rau diếp cá chính là hạ sốt cho trẻ. Khi thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ thường bị ốm, sốt, cảm cúm. Việc sử dụng các loại cây, bài thuốc dân gian dược nhiều người lựa chọn vì tính lành và dễ có. Rau diếp cá được sử dụng như một vị thuốc thay thế chữa sốt cho trẻ rất hiệu quả, giúp hạ sốt nhanh chóng.

Cách sử dụng:

– Rửa sạch 30g rau diếp cá tươi, giã nát rồi đun sôi. Sau khi đun sôi, đợi cho nguội rồi cho trẻ uống.

– Có thể dùng bã để đắp vào hai thái dương để hạ sốt.

Trị bệnh trĩ

Người bị bệnh trĩ nếu sử dụng rau diếp cá thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nguyên nhân là rau diếp cá có tính hàn, có thể sử dụng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Tinh dầu có trong rau diếp cá có công dụng kháng viêm, tiêu sưng, diệt khuẩn.

Cách sử dụng:

– Sử dụng như một loại rau sống bình thường.

– Nấu với nước rồi xông, rửa, ngâm khi vẫn còn ấm.

– Dùng bã đắp vào vùng hậu môn.

Trị táo bón, khó tiêu

Chữa táo bón và khó tiêu cũng là một công dụng của rau diếp cá. Khó tiêu dẫn đến táo bón là dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ và nếu không được chữa trị sớm, lâu dài sẽ dẫn đến trĩ.

Cách sử dụng:

Rửa sạch, sao khô rồi đun sôi với nước. Dùng uống hàng ngày thay cho trà trong vòng 10 ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều

Trong y học cổ truyền, rau diếp cá được xem là một vị thuốc tốt chữa kinh nguyệt không đều.

Cách sử dụng:

Rửa sạch 40g rau diếp cá, 30g rau ngải cứu. Giã nhỏ rồi đỏ nước đã đun sôi để nguội vào rồi lọc lấy nước. Sử dụng mỗi ngày 2 lần trong vòng 5 ngày. Thời gian sử dụng hiệu quả nhất là trước chu kỳ kinh nguyệt 10 ngày.

Trị sỏi thận

Công dụng của rau diếp cá là làm tan sỏi, đẩy sỏi ở những người bị sỏi thận khi sỏi còn nhỏ khá hiệu quả. Vì thế mà loai rau này được xem là một bài thuốc giúp điều trị sỏi thận.

Cách sử dụng:

– Trộn 20g rau diếp cá với 10g cam thảo đất, 15g rau dệu. Sắc hỗn hợp trên thành thuốc. Uống liên tục 1 tháng.

– Sử dụng 100g rau diếp cá đã sao vàng đem hãm với nước sôi dùng thay trà hàng ngày.

Chữa ho

Một công dụng nữa của rau diếp cá chính là chữa ho. Trong dân gian thường sử dụng loại cây này để trị bệnh ho vì tính thông dụng và hiệu quả của nó.

Cách sử dụng:

Lấy khoảng 100g rau diếp cá đem xay nhỏ rồi cho vào nồi, bỏ thêm nước vo gạo và đun sôi. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm vài hạt muối cho dễ uống. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, dùng sau bữa ăn.

Ngăn ngừa mụn

Trong rau diếp cá chưa nhiều nước, có tính chua, mát. Đặc biệt tinh dầu trong rau diếp cá có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, sát trùng tương đối tốt. Vì vậy mà loai cây này rất phù hợp trong việc ngăn ngừa mụn cũng như làm tiêu mụn nhanh chóng.

Cách sử dụng:

Rửa sạch rau diếp cá rồi giã nát, trộn với ít muối dùng làm mặt nạ đắp lên da. Đắp 2-3 lần 1 tuần để có làn da đẹp và sạch mụn.

Chống lão hóa da

Rau diếp cá không chỉ dùng để ăn mà tác dụng làm đẹp cũng rất tốt. Trong số đó phải kể đến công dụng chống lão hóa.

Cách sử dụng:

– Dùng nước cốt rau diếp cá trộn với 1 thìa mật ong rồi sử dụng như một loại mặt nạ cho da.

– Lấy một nắm rau diếp cá, rửa sạch, nghiền nát lấy nước cốt. Lấy bông mềm thấm nước cốt rồi thoa lên mặt và cổ. Sau 15 phút thì rửa mặt.

Tham khảo thêm thông tin tại: Nguyên lý châm cứu trong y học cổ truyền

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm