Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loạn sản thận: những điều cần biết

Thận là cơ quan có hình hạt đậu có nhiệm vụ lọc dịch và chất thải từ máu để hình thành nước tiểu. Nước tiểu chảy từ thận đến bàng quan thông qua ống gọi là niệu quản. Loạn sản thận là tình trạng xảy ra ở trẻ con khi chúng phát triển trong tử cung.

Loạn sản thận là gì?

Đối với loạn sản thận, cấu trúc bên trong một trong hai thận của trẻ không phát triển bình thường. Các túi đầy dịch gọi là nang thay thế mô thận bình thường. Loạn sản thận thường xảy ra chỉ ở một thận. Trẻ có một thận bình thường có thể không gặp trở ngại về phát triển hoặc có một ít vấn đề sức khỏe. Trẻ có cả hai thận loạn sản nhìn chung không sống sót trong thời kì mang thai, nếu không thì chúng cũng cần lọc thận hoặc ghép thận ở giai đoạn sớm cuộc đời. 

 

Cơ chế hình thành

Niệu quản là ống đi từ thận và phân nhánh để tạo thành mạng lưới tiểu quản có nhiệm vụ thu thập nước tiểu khi bào thai phát triển trong tử cung. Đối với loạn sản thận, các tiểu quản thất bại để phân nhánh hoàn toàn. Nước tiểu đáng lẽ chảy bình thường sang tiểu quản thì không có chỗ nào để đi, vì vậy chúng tụ lại ở trong, ảnh hưởng đến thận và hình thành nang.

Nguyên nhân

Loạn sản thận có thể bị gây ra bởi mẹ phơi nhiễm với một số thuốc cụ thể hoặc các yếu tố do gen. Phụ nữ có thai nên thảo luận với nhân viên y tế trước khi uống bất kì thuốc nào trong thai kì. Thuốc có thể gây loạn sản thận bao gồm những thuốc theo kê đơn, chẳng hạn thuốc chữa động kinh hoặc thuốc cao huyết áp gọi là thuốc ức chế enzyme chuyển đổi angiotensin (ACE) và thuốc chẹn receptor angiotensin  (ARBs). Sử dụng chất cấm như cocaine cũng có thể gây ra loạn sản thận cho bào thai.

Loạn sản thận cũng bị gây ra bởi yếu tố di truyền. Rối loạn này dường như là đặc điểm tính trạng trội, có nghĩa cha hoặc mẹ có thể di truyền lại cho con. Khi loạn sản thận được phát hiện ở trẻ, khám siêu âm có thể phát hiện tình trạng bệnh ở cha hoặc mẹ.

Một số hội chứng di truyền ảnh hưởng đến hệ cơ quan khác có thể bao gồm loạn sản thận là một trong chứng dấu hiệu của triệu chứng. Một hội chứng là một nhóm triệu chứng hoặc tình trạng có vẻ không liên quan nhưng lại chung nguyên nhân – thường nguyê nhân di truyền. Đứa trẻ có loạn sản thận có thể cũng có vấn đề đường tiêu hóa, hệ thần kinh, tim mạch, cơ xương hoặc các phần khác của hệ tiết niệu.  

Các vấn đề của hệ tiết niệu dẫn đến loạn sản thận có thể cũng ảnh hưởng đến thận bình thường. Ví dụ, tình trạng khuyết tật bẩm sinh đường tiết niệu gây ra tắc nghẽn tại điểm nước tiểu chảy bình thường từ thận qua niệu quản. Khuyết tật khác khiến nước tiểu chảy ngược từ bàng quang về niệu quản, đôi khi về thận. Tình trạng này gọi là trào ngược. Qua thời gian, nếu những vấn đề này không được chữa trị, chúng có thể phá hủy thận bình thường và dẫn tới suy thận hoàn toàn.

 

Dấu hiệu và biến chứng

Thận bị ảnh hưởng có thể to khi sinh ra. Bất thường ở niệu quản có thể dẫn đến nhiễm khuẩn niệu quản. Trẻ em bị loạn sản thận có thể phát triển cao huyết áp nhưng hiếm. Tương tự, chúng có thể có nguy cơ ung thư thận cao hơn một chút. Bệnh thận mãn tính và suy thận có thể tiến triển nếu trẻ có vấn đề về tiết niệu ảnh hưởng đến thận bình thường. Nhiều trẻ bị loạn sản thận một bên sẽ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.

Chẩn đoán

Loạn sản thận thường được phát hiện bởi siêu âm bào thai trong thời gian mang thai. Phương pháp này sử dụng sóng âm để tạo dựng hình ảnh trẻ đang phát triển trong tử cung. Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng đó cũng được phát hiện trước khi trẻ sinh ra. Sauk hi sinh, thận phình to được phát hiện khi khám nhiễm khuẩn niệu đạo hoặc các tình trạng y tế khác.

Điều trị

Nếu tình trạng này chỉ giới hạn ở một thận và trẻ không có triệu chứng, không cần điều trị. Nên thường xuyên khám bao gồm đo huyết áp, xét nghiệm máu để đo lường chức năng thận và thử protein trong nước tiểu. Thông thường trẻ sẽ được giám sát bằng siêu âm định kì để tìm xem thận bị ảnh hưởng và đảm bảo thận còn lại tiếp tục phát triển bình thường và không phát triển bất kì triệu chứng nào khác. Trẻ em bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể cần kháng sinh.

Cắt thận được xem xét chỉ khi thận:

  • Gây đau
  • Gây cao huyết áp
  • Có sự thay đổi bất thường phát hiện khi siêu âm
Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinenet
Bình luận
Tin mới
  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

  • 17/04/2024

    5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam

    Khi làn da của bạn bỗng chuyển sang màu cam, đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 lí do khiến da bạn chuyển sang màu cam.

  • 17/04/2024

    Các sản phẩm từ sữa tốt cho sức khỏe tim mạch

    Việc bổ sung các chế phẩm từ sữa phù hợp có thể mang lại nhiều loại ích với sức khỏe tim mạch. Vậy bạn nên ăn và tránh những sản phẩm từ sữa nào?

  • 17/04/2024

    Vì sao phụ nữ độ tuổi 30 cần tăng cường ăn thực phẩm giàu kẽm?

    Độ tuổi 30 trở đi là giai đoạn cơ thể của người phụ nữ bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, vì thế cần bổ sung những loại vitamin, khoáng chất. Kẽm ít được nhắc đến hơn nhưng lại là dưỡng chất có vai trò thiết yếu đối với sức khoẻ phụ nữ.

  • 17/04/2024

    Tiểu không tự chủ - những điều cần biết

    Tiểu không tự chủ là một tình trạng rất phổ biến mà không ai muốn nói đến. Vì sự kỳ thị xung quanh nó, nhiều người quá xấu hổ để tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng hầu hết các bệnh lý gây ra tiểu không tự chủ đều có thể được khắc phục bằng các biện pháp can thiệp y tế.

  • 17/04/2024

    Chỉ số huyết áp cho biết những gì về sức khỏe của bạn?

    Bạn có thắc mắc tại sao mỗi khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bác sĩ đều tiến hành đo huyết áp cho bạn? Có lẽ ai cũng biết mình nên giữ huyết áp trong ngưỡng ổn định, nhưng bạn có biết chỉ số này nói lên điều gì về sức khỏe tổng thể của mình?

Xem thêm