Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lộ trình 3 ngày giảm đau đầu mà không cần thuốc men

Bên cạnh các phương pháp giảm đau tạm thời, bạn cần phải xem xét lại lối sống của chính mình để ngăn chặn các cơn đau đầu tiếp diễn.

Lộ trình 3 ngày giảm đau đầu mà không cần thuốc men

Ngăn ngừa đau đầu thế nào?

Để giảm đau đầu nhanh chóng và ngăn ngừa đau đầu tiếp diễn, bạn có thể thực hiện chiến lược 3 ngày sau đây:

Ngày đầu tiên: Cơn đau đầu xuất hiện

Lộ trình 3 ngày giảm đau đầu mà không cần thuốc men - Ảnh 1

Nguyên nhân gây đau đầu thường gặp bao gồm: Căng thẳng, uống nhiều rượu bia, mất nước, tư thế xấu, thiếu ngủ, hoặc thậm chí ngửi các mùi nồng mạnh hoặc quá hôi.

Lúc này, bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống:

- Nên tiêu thụ: Trà gừng và trà cúc feverfew ấm; Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày; Bổ sung vitamin B2.

- Tránh tiêu thụ: Bất kỳ loại thực phẩm nào mà bạn nghi ngờ là có thể gây dị ứng hoặc không dung nạp.

Bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau như:

- Thử chườm lạnh (hoặc nóng).

- Xác định nguyên nhân gây ra cơn đau đầu, từ đó tìm cách khắc phục. Ví dụ, hãy thử một giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút để xem cơn đau đầu có liên quan gì tới thiếu ngủ hay căng thẳng hay không.

- Massage mặt và đầu.

- Tập thể dục nhẹ nhàng.

Người trưởng thành cần ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Để giảm đau đầu, bạn cần chú ý tới giấc ngủ của mình:

- Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt: Bao gồm các thói quen tốt cho giấc ngủ như ấn định giờ ngủ - thức, giảm tiêu thụ các chất kích thích (caffeine, đường, cồn), tạo môi trường thư giãn cho giấc ngủ...

- Tư thế ngủ: Đau đầu vào buổi sáng có thể do tư thế ngủ không đúng, gây căng thẳng cho cơ bắp. Để giảm nhức đầu, bạn nên nằm ngửa khi ngủ và tránh nằm sấp.

Ngày thứ hai: Tránh các yếu tố kích thích

Lộ trình 3 ngày giảm đau đầu mà không cần thuốc men - Ảnh 2

Nếu bạn đang đối phó với chứng đau đầu mạn tính, bạn nên loại bỏ các yếu tố có thể kích thích cơn đau đầu tiềm ẩn trước khi chúng bắt đầu.

Bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống:

- Không uống cà phê.

- Cắt giảm ăn vặt, phụ gia thực phẩm (như bột ngọt) và chất làm ngọt nhân tạo.

- Bổ sung magne.

Để giảm đau, bạn nên nhớ:

- Tránh các hoạt động căng thẳng. Tập thể dục nhẹ nhàng có thể có lợi cho đau đầu, nhưng tập luyện cường độ cao như chạy hoặc nâng tạ có thể làm cơn đau đầu tồi tệ hơn.

- Thử sử dụng các loại tinh dầu: Khuếch tán các loại tinh dầu như bạc hà và hoa oải hương có thể giúp giảm đau đầu.

- Giảm đau cổ bằng các tư thế yoga hoặc massage nhẹ nhàng.

Bạn cũng nên tìm hiểu thêm các phương pháp giúp ngủ ngon:

- Chèn khăn mềm ở dưới cổ khi ngủ để giúp cơ bắp thư giãn và giảm căng thẳng.

- Tăng chất lượng giấc ngủ: Uống một ly sữa ấm hoặc trà hoa cúc để thúc đẩy giấc ngủ ngon.

Ngày thứ ba: Tập trung vào sức khỏe của bạn

Lộ trình 3 ngày giảm đau đầu mà không cần thuốc men - Ảnh 3

Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn tới ngày thứ ba, bạn cần làm nhiều hơn nữa để khám phá ra những tác nhân kích thích cơn đau của bạn.

Những gì nên và không nên tiêu thụ:

- Tránh đồ lạnh.

- Ăn nhiều thực phẩm chống viêm như rau lá xanh đậm và quả mọng.

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn từ 5 - 7 bữa.

Những việc nên làm:

- Chăm sóc chuyên sâu: Các cơn đau đầu kinh niên phần lớn là do căng thẳng. Hãy thử massage, châm cứu hoặc thực hiện một hoạt động thư giãn khác để giảm đau.

- Thực hành yoga.

Cách để ngủ ngon:

- Mua một chiếc gối mới rộng rãi và mềm mại.

- Sử dụng thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 13 phương pháp trị đau đầu không dùng thuốc

 
Biết Tuốt - Theo Healthplus/Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

Xem thêm