Liệu có cần bổ sung hormone khi mang thai?
Chỉ bác sĩ mới có thể chỉ định bạn cần bổ sung hoóc-môn trong thai kỳ hay không, tuy nhiên dưới đây là một số thông tin bạn cần biết về hoóc-môn bổ sung khi mang thai.
1. Hoóc-môn nào cần bổ sung?
Các hoóc-môn chính của thai kỳ là progesterone và estrogen. Chúng là những hoóc-môn thường được kê đơn nhất, sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
2. Bác sĩ chỉ định cho tôi dùng hoóc-môn bổ sung thế nào?
Nếu đang điều trị vô sinh, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung hoóc-môn. Hormone bổ sung là một phần của phương pháp thụ tinh ống nghiệm, chuyển phôi đông lạnh, chu kỳ trứng hiến, và thậm chí một số chu kỳ gonadotropin tiêm được.
Bác sĩ có thể xét nghiệm để xác định nồng độ estrogen và progesterone và xem xét bổ sung hormone cho bạn nếu cần.
3. Bổ sung progesterone như thế nào?
Bổ sung progesterone có nhiều dạng, thường gặp nhất là tiêm bắp hoặc đặt âm đạo (viên thuốc đạn, thuốc viên hay gel kết dính). Dạng progesterone bạn dùng còn phụ thuộc vào các loại thuốc bạn được chỉ định.
Nếu bạn dùng progesterone tiêm được, hãy làm theo chỉ định. Trước tiên làm lạnh vùng da cần tiêm, sau khi tiêm, làm ấm và mát-xa nhẹ nhàng để hoóc-môn được thẩm thấu.
Nếu bạn dùng thuốc đạn hoặc thuốc viên, bạn sẽ phải nằm xuống nghỉ ít nhất nửa tiếng để thuốc ngấm vào niêm mạc âm đạo. Có thể bạn sẽ phải mặc quần lót để nó không chảy ra ngoài.
4. Khi nào cần bổ sung estrogen?
Estrogen cũng có vài dạng khác nhau, là dạng miếng dán và thuốc viên. Tiêm estrogen vào bắp cũng có thể được chỉ định, tuy nhiên số lượng không nhiều.
Nếu bạn dùng miếng dán, hãy để tâm tới số lượng miếng dán và thời gian thay. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có phải dán ở chỗ cố định không, mặc dù miếng dán có thể dùng ở bất cứ chỗ nào bạn thấy thoải mái.
5. Nhưng trên vỏ hộp thuốc ghi không dùng khi mang thai?
Nếu bạn đọc những thông tin đi kèm với thuốc, đôi khi chúng nói bạn nên tránh dùng thuốc khi mang thai. Hoóc-môn bổ sung thường an toàn trước thai kì nếu được bác sĩ nội tiết hoặc ản khoa của bạn kê đơn.
Và tất nhiên, cũng đừng ngần ngại hỏi bác sĩ nếu bạn có thắc mắc gì về thuốc.
Thông tin thêm trong bài viết: Các vấn đề sức khỏe khi mang thai
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.