Lạp xưởng là món ăn được bán quanh năm, nhưng có thể nói đây là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, đặc biệt là ở miền Nam. Thành phần chính của món ăn này là thịt và mỡ heo nhưng phải được pha trộn với tỉ lệ hài hòa bởi nếu ít mỡ thì lạp xưởng sẽ bị khô, còn nhiều quá thì lại bị nhão, dễ ngấy. Ngày nay, đã có nhiều biến tấu từ món ăn này và được nhiều người ủng hộ, điển hình như lạp xưởng tôm, lạp xưởng bò. Lạp xưởng thành phẩm thường có màu đỏ khá bắt mắt.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng 'lạp xưởng bẩn'. Theo đó, nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận đã sử dụng nguồn thịt, mỡ vụn phế phẩm hoặc heo bệnh chết mà không dùng thịt tươi, sạch. Ngoài ra, nhiều cơ sở còn lợi dụng muối diêm (Saltpeter - Natri nitrat) để bảo quản, tạo màu, hương vị cho lạp xưởng. Đây là chất thường cho vào những sản phẩm từ thịt để giữ hương vị, và tạo màu đỏ, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nhưng thực tế, đây là 1 trong 12 chất phụ gia hạn chế sử dụng bởi trong quá trình sử dụng sẽ sản sinh ra natri nitrit - chất độc tạo ra methemoglobin làm hại máu, gây giãn mạch, tụt huyết áp, buồn nôn, choáng váng, co giật, nặng hơn là hôn mê, gây tím tái, suy sụp hệ tuần hoàn. Nếu dùng trong giới hạn cho phép sẽ an toàn nhưng nhiều cơ sở sản xuất đã lợi dụng, sử dụng vượt ngưỡng cho phép, từ đó gây ra các tác dụng xấu.
Chưa kể, nhiều lò sản xuất thủ công thường dùng ánh nắng mặt trời để làm khô làm xưởng, khi che chắn không cẩn thận sẽ dễ khiến lạp xưởng bám khói bụi, nhiễm vi khuẩn, trứng giun sán.
Do đó, để mua được lạp xưởng sạch, an toàn, bạn nên lưu ý những điểm sau:
- Lạp xưởng ngon thì dù đã được đóng gói nhưng vẫn có thể ngửi được mùi thơm thoang thoảng, màu đỏ tự nhiên.
- Bề mặt lạp xưởng có kết cấu chặt chẽ, có khả năng đàn hồi, vỏ và nhân thịt kết dính chặt.
- Khi cắt ra, mặt cắt sẽ chắc, màu đồng đều, mỡ màu trắng, không có vết, thịt sẽ mịn, màu hồng, hương vị rất ngon.
- Đối với lạp xưởng tươi: vỏ ngoài khô ráo, không mốc, không có chất dính.
- Nên mua của những hãng uy tín, có nhãn mác rõ ràng trên bao bì, được hút chân không để ngăn chặn nấm mốc và vi khuẩn.
Để bảo quản lạp xưởng được lâu, bạn nên lưu ý:
- Không nên cất lạp xưởng vào tủ lạnh.
- Cách tốt nhất: xếp lạp xưởng vào mâm, khay rồi đặt vào giữa cốc rượu trắng.
- Cho rượu trắng vào bình xịt rồi xịt một lớp mỏng lên lạp xưởng, sau đó cất vào hũ kín. Cách này có thể bảo quản được nửa năm.
- Đối với lạp xưởng tươi, sau khi mua về, mua luộc với nước dừa xiêm cho đến khi nước rút hết vào lạp xưởng. Sau đó để nguội rồi bảo quản trong tủ lạnh, mỗi khi ăn mới lấy ra chế biến theo lượng vừa đủ. Cách này có thể bảo quản được từ 3 đến 6 tháng.
- Nếu không bảo quản theo cách này, bạn có thể cất lạp xưởng tươi trong ngăn mát tủ lạnh hay treo ở nơi thoáng mát, sẽ để được hơn 1 tháng.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.