Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để sống 100 tuổi?

Hinohara sinh năm 1911, ở thời điểm tuổi thọ trung bình của người Nhật chưa đến 40. Vào đầu những năm 1950, bác sĩ Hinohara đã đi tiên phong trong việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống sức khỏe về thể chất, giúp tăng tuổi thọ trung bình của người Nhật. Ông mất ngày 18/7/2017, thọ 105 tuổi; trong khi tuổi thọ trung bình của người Nhật đã lên đến 85,26 và cao hàng thứ 2 thế giới sau Monaco.

Làm thế nào để sống 100 tuổi?

Bác sĩ Shigeaki Hinohara, một cuốn bách khoa thư sống về tuổi thọ, người đặt nền móng cho y học hiện đại của Nhật Bản. Ông cũng là người giúp cho nước Nhật nhanh chóng trở thành quốc gia có tuổi thọ “thống trị” cả thế giới. Ở tuổi 101, bác sĩ Hinohara đã cho xuất bản cuốn sách “Sống lâu, sống tốt”, dựa trên chính tuổi thọ của ông như một tình huống thực hành. Cuốn sách đã bán chạy nhất ở Nhật với hơn một triệu bản, cũng giống như nhiều cuốn sách khác ông viết cùng chủ đề.

Bằng cách nào để Shigeaki Hinohara và người Nhật thọ đến vậy?

1. ĂN ĐỂ SỐNG KHÔNG SỐNG ĐỂ ĂN

Trong một buổi thuyết trình, bác sĩ Hinohara đã làm cho đông đảo các bà mẹ kinh ngạc:

“Bữa ăn sáng, tôi chỉ uống cà phê, một li sữa, một ít nước cam ép với thìa dầu ô liu. Dầu ô liu tốt cho các động mạch và giúp da của tôi khỏe mạnh.”

“Bữa trưa của tôi là sữa và một ít bánh quy, hoặc không ăn gì nếu như tôi quá bận rộn. Tôi không bao giờ cảm thấy đói vì quá tập trung vào công việc.”

“Bữa tối của tôi chủ yếu là rau, cá, cùng với một chút cơm. Và mỗi tuần hai lần, tôi bổ sung cho bữa tối với 100 gram thịt nạc.”

“Kiểm soát cân nặng, đừng bao giờ để thừa cân” - đó là những lời khuyên cực kì quan trọng và bổ ích của bác sĩ Hinohara. Với chế độ ăn uống rất đơn giản, bác sĩ Hinohara luôn duy trì cân nặng trong khoảng 130 pound.

2. LẬP KẾ HOẠCH TRƯỚC MỌI VIỆC

Bác sĩ Hinohara không bao giờ lãng phí thời gian để ngồi tán gẫu trên đường phố, hay sa đà rượu chè. Đối với ông, tuổi già khỏe mạnh sẽ là một lịch trình làm việc rất rõ ràng.

“Luôn luôn lên kế hoạch trước. Cuốn sổ tay lịch làm việc của tôi đầy ắp cho đến tận năm sau… với những bài giảng và công việc ở bệnh viện”.

3. ĐỪNG QUÁ QUAN TRỌNG CHUYỆN ĂN NGỦ

Hinohara cho rằng, năng lượng đến từ cảm xúc, chứ không phải do ăn khỏe ngủ nhiều. Theo ông, các bà mẹ đã sai, ít nhất là việc quan trọng hóa giấc ngủ và 3 bữa ăn mỗi ngày.

“Chúng ta đều nhớ khi còn nhỏ, chúng ta vui chơi đến quên ăn quên ngủ. Tôi tin chúng ta có thể giữ thói quen ấy với người lớn. Không nên gò ép cơ thể vào những quy tắc ăn ngủ đúng giờ giấc.”

4. CHIA SẺ HIỂU BIẾT

“Tôi có khoảng 150 bài giảng mỗi năm, một số cho khoảng 100 học sinh tiểu học, số khác cho 4500 doanh nhân. Mỗi buổi giảng tôi nói 60 – 90 phút và luôn đứng vững khi nói, cảm thấy rất khỏe mạnh.”

5. TĂNG CƯỜNG VẬN ĐỘNG

Hinohara từ chối những tiện nghi hiện đại như thang máy hoặc thang cuốn. Tuổi già với một cây gậy, nhưng ông vẫn leo cầu thang 2 bước một để rèn luyện thể lực, mỗi ngày đi bộ hơn 2000 bước chân và luôn mang một túi xách trên lưng.

6. SỐNG VUI VẺ VÀ QUÊN ĐI NỖI ĐAU

Nhiều người phàn nàn về tình trạng sức khỏe, nhưng bác sĩ Hinohara khuyên họ quên đi nỗi đau bằng cách bắt chước một đứa trẻ. Và đây là quan điểm y học của ông:

“Đau là bí ẩn, vui chơi là cách tốt nhất để quên nó. Nếu một đứa trẻ bị đau răng, bạn rủ đứa trẻ chơi một trò chơi, thì ngay lập tức trẻ sẽ quên đi nỗi đau. Các bệnh viện phải đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân: tất cả chúng ta đều muốn vui vẻ. Bệnh viện St. Luke có các liệu pháp âm nhạc, động vật và các lớp học vẽ.”

7. BÁC SĨ KHÔNG THỂ CHỮA KHỎI TẤT CẢ MỌI THỨ

Khi bác sĩ đề nghị một số xét nghiệm, hoặc chỉ định can thiệp hay phẫu thuật, hãy hỏi bác sĩ xem nếu là vợ/chồng hay con của họ thì có nên làm vậy không? Bác sĩ không thể chữa khỏi tất cả mọi thứ. Vì vậy, tại sao lại gây ra những đau đớn bằng các chỉ định không cần thiết.

8. TỪ BỎ NHỮNG HAM MUỐN VẬT CHẤT

“Hãy nhớ, sống chết không biết khi nào và vật chất không thể mang theo sang thế giới bên kia.” – đó là lí do để Hinohara khuyên mọi người hãy từ bỏ những ham muốn vật chất.

9. ÂM NHẠC VÀ THƠ

Hinohara cho biết, cuộc đời ông được truyền cảm hứng rất nhiều từ bài thơ “Abt Vogler” của Robert Browning. Ông thường xuyên đọc đi đọc lại bài thơ, đặc biệt là những dòng này:

“Không bao giờ mất đi những giá trị tốt đẹp. Những gì, của cuộc sống trước đó; Cái ác là vô giá trị, là vô ích, là sự im lặng không có âm thanh; Nhứng gì tốt đẹp, so với cái ác, nó sẽ tốt hơn nhiều; Trái đất là các cung tròn, thiên đường là một vòng tròn hoàn hảo.”

Bài thơ gợi lên cho Hinohara, rằng trái đất là những vòng tròn mà chỉ có những người giàu trí tưởng tượng về kiến trúc mới có thể nhìn thấy được. Hinohara giải thích, mỗi lần đọc những câu thơ đó, ông lại tìm thấy một cung tròn, cuộc đời ông chưa bao giờ nhìn thấy đầy đủ cả một vòng tròn lớn.

Ngoài lời khuyên tìm một bài thơ dài có ý nghĩa sâu sắc để đọc, thì Hinohara còn khuyên sử dụng âm nhạc như một liệu pháp kích thích trí tưởng tượng. Hinohara thích các tác phẩm âm nhạc của Georg Joseph Vogler. Ở tuổi 88, Hinohara đã viết một vở nhạc kịch dành cho trẻ em.

“Đọc thơ và nghe nhạc, nó khuyến khích chúng ta tạo ra những tác phẩm nghệ thuật lớn, chứ không phải những nét vẽ nhỏ. Chí ít, nó cũng giúp chúng ta cố gắng vẽ một vòng tròn lớn đến mức không có cách nào chúng ta có thể hoàn thành nó khi còn sống. Tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là cái vòm, phần còn lại nằm ngoài tầm nhìn của chúng ta và nó ở quá xa.”

10. KHÔNG NGHỈ HƯU

Ở tuổi 105, bác sĩ Hinohara vẫn làm việc 18 giờ mỗi ngày. Thật đáng kinh ngạc, khi mỗi buổi sáng ông vẫn thức dậy từ rất sớm để làm nhiều những điều tuyệt vời cho người khác. Sổ hẹn của ông đã kín lịch cho vài năm tới.

Hinohara đã đưa ra lời khuyên: “Đừng nghỉ hưu. Và nếu bạn phải nghỉ hưu, thì cũng đừng nghỉ sớm trước 65 tuổi.”

Than khảo thêm thông tin tại bài viết: Sẵn sàng cho một cuộc sống năng động và khỏe mạnh

Bs. Trần Văn Phúc - Bệnh viện Saint Paul -
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm