Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để giảm nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh?

Trẻ bị vàng da nặng có thể gặp những biến chứng nguy hiểm. Theo tiến sỹ Manu Sharma – Chuyên gia tư vấn của Bệnh viện Nhi Paras Bliss (Ấn Độ), để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị vàng da và phòng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh nặng lên, cha mẹ có thể thực hiện 4 điều sau.

Làm thế nào để giảm nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh?

Làm thế nào để giảm nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh?

Vàng da là một tình trạng rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh

Xác định các yếu tố nguy cơ

Nếu trẻ và mẹ không có cùng một nhóm máu thì trẻ có nguy cơ bị vàng da cao. Nguyên nhân là do các kháng thể từ mẹ có thể thông qua nhau thai khiến các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhanh hơn. Khi bị vỡ, hồng cầu phóng thích vào máu một lượng lớn chất bilirubin có sắc tố vàng. Chính sự gia tăng của chất này làm da có màu vàng. Vàng da ở trẻ thường xảy ra khi mẹ có nhóm máu O, trẻ có nhóm máu AB. Vàng da ở trẻ cũng có thể xảy ra do sự bất đồng yếu tố Rh khi mẹ có nhóm máu Rh âm nhưng con lại có nhóm máu Rh dương. Vàng da do bất đồng nhóm máu thường kéo dài và khó điều trị. Ngoài ra,  những bà mẹ bị thiếu hụt enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase cũng dễ có nguy cơ sinh con bị vàng da. 

Làm thế nào để giảm nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh? - Ảnh 1

Mẹ và trẻ không cùng nhóm máu thì trẻ có nguy cơ cao bị vàng da

Giảm nguy cơ sinh non

Trẻ sinh non trước 37 tuần có nguy cơ bị vàng da. Nguyên nhân là do chức năng gan của trẻ sinh non chưa hoàn thiện nên việc loại bỏ bilirubin chậm hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Để giảm nguy cơ sinh non, bạn nên tránh hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng thuốc và tránh stress. Ngoài ra, trong thời gian mang thai, thai phụ cần đi khám sức khỏe định kỳ. Bất kỳ dấu hiệu bệnh lý nào có thể ảnh hưởng tới việc sinh nở và thai nhi cần phải được điều trị dứt điểm theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Cho trẻ bú sớm

Theo các nhà khoa học, những bà mẹ cho con bú sữa mẹ trong vài giờ đầu sau sinh ít có nguy cơ bị vàng da hơn những đứa trẻ bú mẹ muộn. Ngoài ra, sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá.

Làm thế nào để giảm nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh? - Ảnh 5

Sữa mẹ giúp đào thải nhanh biliburin trong máu

Cho con bú thường xuyên

Cho trẻ bú mẹ thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm lượng bilirubin trong máu của trẻ sơ sinh, vì sữa mẹ có chứa một số các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của các cơ quan chức năng của bé, trong đó có gan. Thường xuyên bú mẹ có thể giúp bé giảm bilirubin do đó, làm giảm các triệu chứng vàng da. Bạn nên cho trẻ bú ít nhất từ 8 - 12 lần trong 1 ngày

Cho trẻ uống sữa công thức cũng là một cách để điều trị vàng da hiệu quả ở trẻ sơ sinh. Tùy thuộc vào mức độ bilirubin trong máu của em bé, các bác sỹ có thể đề xuất cho bé uống một loại sữa công thức (tương tự như sữa mẹ), trong khoảng 48 giờ. Sau khi các mức bilirubin trở lại bình thường, mẹ có thể cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về chứng vàng da ở trẻ em

Thanh Tú - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm