Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các vấn đề về da ở trẻ sơ sinh

Cùng tìm hiểu các vấn đề có thể xảy ra trên làn da của trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây:

Các vấn đề về da ở trẻ sơ sinh

Cân nặng sơ sinh thấp và các vấn đề về thở được biết đến là những vấn đề đáng lo ngại ở trẻ sinh non, nhưng các vấn đề về da cũng là một vấn đề hay gặp ở những trẻ này. Các vấn đề về da có thể từ nhẹ cho đến nặng, đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế kịp thời. Vì da là một cơ quan cần được phát triển đầy đủ, nên việc sinh ra quá sớm có thể sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan.

Da rất đỏ

Nếu trẻ sinh non, bạn có thể nhận thấy da của trẻ rất đỏ. Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sinh non, đặc biệt là trẻ sinh trước 34 tuần. Da của trẻ bị đỏ là vì thực ra, lúc này, da vẫn còn hơi trong suốt nên ánh sáng có thể đi qua được. Vì da trẻ chưa được phát triển hoàn toàn, nên sẽ rất nhạy cảm.

Đỏ da ở trẻ sinh non là hết sức bình thường. Đỏ da không được coi là một vấn đề trừ khi da trẻ sưng và phát ban, kèm theo tình trạng đỏ da.

Vàng da sơ sinh

Nếu da và mắt của trẻ bị vàng, rất có thể trẻ đã bị vàng da. Đây là một tình trạng thạm thời do lượng bilirubin trong máu cao. Gan chịu trách nhiệm loại bỏ bilirubin ra khỏi máu, nhưng gan của trẻ sinh non chưa có khả năng làm việc này và làm lượng bilirubin tăng lên cao. Bản thân bilirubin là một chất có màu vàng, do vậy, da trẻ cũng sẽ có màu vàng.

Có khoảng 60% trẻ sinh ra sẽ bị vàng da trong vài ngày đầu đời. Tỷ lệ vàng da sẽ tăng lên cao hơn ở những trẻ sinh non vì gan của trẻ chưa phát triển hết.

Vàng da sẽ được xác định thông qua xét nghiệm máu. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sỹ có thể sẽ chờ để tình trạng vàng da biến mất hoặc áp dụng trị liệu ánh sáng để loại bỏ bilirubin ra khỏi máu. Một số trẻ sẽ cần phải truyền máu để loại bỏ lượng bilirubin thừa. Nếu không được điều trị, vàng da tiến triển có thể sẽ dẫn đến những khuyết tật vĩnh viễn về thể chất và phát triển.

Mẩn đỏ

Do da của trẻ sinh non vô cùng nhạy cảm, nên bạn có thể sẽ nhận thấy da trẻ thường xuyên bị mẩn đỏ. Trẻ sinh non có thể sẽ dễ bị hăm tã hơn. Da trẻ cũng sẽ xuất hiện nhiều mẩn đỏ hơn nếu da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như quần áo làm từ sợi tổng hợp.

Da mẩn đỏ liên tục, dai dẳng có thể sẽ dẫn đến eczema. Còn được gọi là viêm da dị ứng, eczema mà một tình trạng về da được đặc trưng bởi viêm, sưng, đỏ và rất ngứa. Ở trẻ nhỏ, vùng mẩn đỏ có thể xuất hiện nhiều nhất ở:

  • Cằm
  • Cổ
  • Cổ tay
  • Đầu gối

Với rất nhiều trẻ, eczema chỉ là mối lo ngại ngắn hạn và sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn một chút. Nhưng với một số trẻ khác bị dị ứng, thì eczema sẽ phát triển kéo dài hơn, trong suốt thời thơ ấu. Cho trẻ ăn dặm quá sớm ở trẻ sinh non có thể làm tăng nguy cơ bị eczema. Tuy nhiên, dạng tạm thời của eczema có thể được làm dịu đị bằng các loại kem, hoặc thuốc mỡ không cần kê đơn và không chứa phẩm màu hay mùi thơm. Bạn nên cực kỳ cẩn thận khi tắm cho trẻ bằng nước ấm (không phải nước nóng) và chỉ nên sử dụng đồ vải làm bằng cotton cho trẻ (như quần áo, chăn, ga giường của trẻ).

Lở loét

Ngoài việc nổi mẩn đỏ, bạn cũng có thể thấy da trẻ bị lở loét. Tình trạng này có thể là do việc chà xát hoặc cào xước ở trên làn dà rất nhạy cảm của trẻ. Cho dù nguyên nhân chính xác là gì, thì việc kiểm soát việc lở loét và theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng là vô cùng cần thiết. Trẻ sinh non sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn vì trẻ có hệ miễn dịch yếu hơn. Dấu hiệu nhiễm trùng da bao gồm:

  • Da bị phồng rộp, hoặc sưng
  • Vết lét màu đỏ tươi
  • Vết loét lan rộng và trở nên lớn hơn
  • Vết loét có mủ hoặc rỉ nước

Vì trẻ sinh non chưa có đủ khả năng để tự chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn một cách hiệu quả, nên việc điều trị tình trạng nhiễm trùng ngay lập tức là rất quan trọng, tránh để tình trạng này phát triển nặng hơn. Trẻ sinh non cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết cao hơn. Đây là một biến chứng đe dọa tính mạng của tình trạng nhiễm trùng, khi vi khuẩn đã lan vào dòng máu và các cơ quan quan trọng của cơ thể.

Phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nhiễm trùng, bác sỹ có thể kê đơn:

  • Kháng sinh để diệt vi khuẩn
  • Thuốc kháng virus
  • Thuốc kháng nấm

Các loại thuốc bôi da hoặc thuốc mỡ cũng có thể có ích trong việc điều trị các vết lở loét bị nhiễm trùng ngoài da.

Ngứa và kích ứng da

Nhiều trẻ sinh non không gặp một vấn đề về da cụ thể nào cả, mà chỉ đơn thuần là hay bị ngứa và kích ứng da. Tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, khi trẻ bị ngứa và kích ứng da, bạn có thể làm trẻ dễ chịu hơn bằng cách:

  • Tắm cho trẻ trong nước ấm với xà phòng không có mùi thơm
  • Thoa các loại thuốc mỡ để làm dịu da
  • Giặt riêng quần áo của trẻ với quần áo của các thành viên khác trong gia đình
  • Dùng nước xả vải loại nhẹ
  • Không sử dụng các loại quần áo của trẻ làm bằng sợi tổng hợp
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm không có mùi thơm cho trẻ nếu da trẻ bị khô.

Bạn cũng có thể thấy, da trẻ sẽ đặc biệt nhạy cảm ở vùng bị băng kính, tại ví trí tiêm truyền tĩnh mạch. Nên chăm sóc những vùng này cẩn thận hơn khi rửa và dưỡng ẩm vùng da này để đề phòng những tổn thương và kích ứng da nghiêm trọng hơn.

Kết luận

Các vấn đề về da ở trẻ sinh non thường sẽ biến mất nếu được điều trị kịp thời và chỉ có rất ít nguy cơ sẽ phát triển lâu dài.

Các vấn đề về da là hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh, nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về bất cứ sự thay đổi nào về da của trẻ. Làm như vậy, bạn không chỉ dự phòng được những biến chứng sau này mà còn có thể giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc da ở người già

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm