Chỉ số BMI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì ổn định sức khỏe.
Chỉ số khối cơ thể, hay còn gọi là BMI (Body Mass Index), là một phép đo ước tính lượng mỡ trong cơ thể của bạn. Theo Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia Mỹ, nó được tính toán dựa trên chiều cao và cân nặng của bạn, có thể cho biết bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì và thừa cân hay không.
Chỉ số BMI cao phải được xem xét thật sự nghiêm túc vì nó có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp, bệnh tim, ngưng thở khi ngủ, viêm xương khớp và ung thư.
Vì vậy, bạn có thể thực hiện theo các gợi ý dưới đây để giúp giảm hay đưa chỉ số BMI về ngưỡng hợp lý nhanh chóng.
1. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất mà còn tốt cho tinh thần và tâm hồn. Nó giúp bạn tránh xa nhiều bệnh tật, duy trì sự trẻ trung của cơ thể và góp phần quan trọng trong việc giữ cho chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lành mạnh.
Tiến sĩ Lisa Young, chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả của cuốn "Finally Full, Finally Slim", nhấn mạnh: "Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng vì nó giúp đốt cháy calo và xây dựng cơ bắp, từ đó giảm mỡ cơ thể và tăng cường trao đổi chất. Điều này có thể dẫn đến giảm BMI do thành phần cơ thể được cải thiện."
2. Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp điều hòa cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Uống nước trước bữa ăn cũng giúp giảm lượng calo nạp vào và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
3. Cắt bỏ thực phẩm chế biến sẵn
Giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn sẽ giúp kiểm soát lượng calo nạp vào và góp phần cải thiện chỉ số BMI.
Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, thịt nguội, xúc xích, pizza đông lạnh, súp ăn liền… vì chúng thường chứa nhiều đường và chất béo không lành mạnh. Thay vào đó, hãy tập trung vào những thực phẩm nguyên cám giàu dinh dưỡng để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
4. Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc là điều quan trọng để duy trì một quá trình trao đổi chất lành mạnh. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, dẫn đến tăng nhu cầu ăn uống và thèm ăn, do đó góp phần tăng cân và BMI cao.
5. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh
Cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết thông qua thực phẩm nguyên cám, chưa qua chế biến là điều ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn giảm chỉ số BMI.
Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Young, chia sẻ: "Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp điều hòa cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất lành mạnh. Bổ sung nhiều trái cây, rau củ, protein nạc và ngũ cốc nguyên cám vào chế độ ăn sẽ giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe tổng thể."
6. Đo lường chỉ số BMI một cách chính xác
Theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách đơn giản để đánh giá cân nặng của bạn có phù hợp với chiều cao hay không. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để được đo chiều cao và cân nặng một cách chuyên nghiệp.
Dựa trên kết quả đo, các chuyên gia sẽ giúp bạn xác định xem BMI của bạn nằm trong khoảng nào và đưa ra những lời khuyên phù hợp để cải thiện sức khỏe.
7. Theo dõi quá trình tập luyện
Nắm rõ mức độ hoạt động thực tế của bản thân trong ngày đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bạn vận động tích cực hơn.
Bạn có thể sử dụng điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để theo dõi và ghi lại tất cả các chuyển động hàng ngày của bạn, giúp bạn dễ dàng nắm bắt tình hình và có động lực để cải thiện mức độ hoạt động.
8. Ghi chép nhật ký hành trình giảm BMI
Một cách đặc biệt hiệu quả để cải thiện thói quen hàng ngày và thúc đẩy hành trình giảm BMI chính là ghi chép nhật ký. Bạn nên ghi lại cân nặng, tất cả các hoạt động thực hiện và cả những thứ bạn ăn uống mỗi ngày.
Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến trình giảm cân, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm cân và điều chỉnh kế hoạch giảm cân sao cho phù hợp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vóc dáng chuẩn theo chỉ số khối cơ thể BMI được tính thế nào?
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.