Theo một nghiên cứu, khoảng 50% trẻ em có thể bị thở khò khè trong năm đầu đời. Thở khò khè có thể là một dấu hiệu cho thấy có tắc nghẽn trong đường thở. Mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của sự tắc nghẽn này sẽ quyết định xem bạn có cần phải lo lắng hay không. Cơ thể trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển và các khía cạnh khác nhau liên quan đến cơ thể trẻ sơ sinh khiến trẻ dễ bị thở khò khè hơn.
Tuy nhiên, những thông tin cần biết về chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn an tâm hơn và tìm ra cách hiệu quả để cải thiện tình trạng này cảu trẻ.
Khò khè ở trẻ sơ sinh là gì?
Thở khò khè là âm thanh như tiếng huýt sáo hoặc tiếng rừ rừ the thé mà bé tạo ra khi thở. Nguyên nhân là do tắc nghẽn đường dẫn khí giữa thanh quản và các tiểu phế quản xa. Sự tắc nghẽn có thể là do các cơ trong đường thở bị thắt chặt, sưng niêm mạc, quá nhiều chất bài tiết hoặc do trẻ hít phải dị vật. Tiếng thở khò khè thường do tắc nghẽn ở đường hô hấp dưới nếu bệnh nền là hen suyễn và đường hô hấp trên trong trường hợp có khối u. Các nghiên cứu cho biết khoảng 30% trẻ em bị thở khò khè khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trước khi lên ba tuổi.
Trẻ sơ sinh thở khò khè có coi là bình thường không?
Trẻ sơ sinh có thể thở khò khè vì nhiều lý do và không phải tất cả đều có thể gây lo ngại nghiêm trọng. Tuy nhiên, thở khò khè không bình thường ở trẻ em hoặc người lớn và có thể là triệu chứng của các nguyên nhân khác, vì vậy việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng. Ví dụ, một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh thở khò khè là viêm tiểu phế quản, một bệnh nhiễm virus thường nhẹ và có thể tự khỏi nhưng cũng có thể trở nên nghiêm trọng.
Tiếng thở khò khè kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao hoặc khó thở ở trẻ có thể cần được kiểm tra thêm. Ngoài ra, đường thở của trẻ em mềm và hẹp hơn so với người lớn nên chúng có thể tạo ra những âm thanh khác nhau khi thở.
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn uống cho trẻ mắc viêm VA
Đặc điểm của các âm thanh thở khò khè khác nhau
Có nhiều loại thở khò khè khác nhau. Các loại thở khò khè khác nhau có thể được phân loại dựa trên các yếu tố khác nhau như kiểu, độ dài, tần suất và cường độ khò khè ở trẻ. Dưới đây là một số loại thở khò khè chính.
1. Trẻ thở khò khè cả khi thở ra hoặc hít vào
Trẻ thường sẽ phát ra âm thanh khò khè khi thở ra và hiếm khi khi hít vào. Điều này là do đường thở thường trở nên hẹp hơn khi bạn thở ra, và điều này cũng cho thấy sự tắc nghẽn trong đường thở sẽ nhẹ hơn. Nếu bé thở khò khè cả khi thở ra và hít vào, điều đó có thể gợi ý rằng đường thở bị hẹp nghiêm trọng.
2. Đơn âm và đa âm
Khò khè cũng đã được phân loại dựa trên bản chất của âm thanh thành đa âm và đơn âm. Khò khè đa âm (PP) là những âm có nhiều tần số, trong khi những âm có một tần số duy nhất được gọi là thở khò khè đơn âm (MP). Khò khè đa âm thường do hẹp một tiểu phế quản, trong khi loại thứ hai do nhiều tiểu phế quản trung tâm gây ra.
Thở khò khè đa âm liên quan đến đường thở nhỏ và có thể nguyên nhân do bệnh phổi tắc nghẽn, trong khi thở khò khè đơn âm liên quan đến đường thở lớn hơn và có thể do bệnh hen suyễn.
3. Các loại khò khè dựa trên chu kì
Thở khò khè từng đợt: Khi trẻ thở khò khè ngắt quãng và trong một khoảng thời gian. Thở khò khè thường đi kèm với cảm lạnh do virus và ngừng giữa các đợt.
Khò khè nhiều đợt: Thở khò khè trong và giữa các đợt và không nhất thiết là do cảm lạnh do virus.
4. Khò khè phân loại dựa trên thời gian
Thở khò khè sớm thoáng qua: Khi trẻ sơ sinh bắt đầu thở khò khè và chỉ dừng lại sau khi trẻ được ba tuổi. Loại khò khè này có thể do em bé có đường thở nhỏ hơn.
Khò khè trung gian: Khò khè bắt đầu khi trẻ từ 18 đến 42 tháng tuổi và tiếp tục cho đến thời thơ ấu sau này thường liên quan đến sự nhạy cảm dị ứng và quá mẫn cảm.
Thở khò khè khởi phát muộn: Thở khò khè không thường xuyên ở trẻ từ 6 đến 42 tháng tuổi, trở nên thường xuyên hơn khi được 42 tháng và tiếp tục cho đến khi trẻ được sáu tuổi. Tình trạng này có liên quan chặt chẽ với dị ứng da và mũi.
Thở khò khè dai dẳng: Thở khò khè bắt đầu sau sáu tháng tuổi hoặc muộn hơn. Loại thở khò khè này được chia thành hai nhóm nhỏ - không dị ứng và dị ứng liên quan đến IgE. Thở khò khè dai dẳng không dị ứng có liên quan đến nhiễm virus.
Nguyên nhân
Bé thở khò khè có thể xảy ra với các nguyên nhân khác. Khò khè là do bất kỳ hình thức tắc nghẽn nào trong đường thở và có thể do một số bệnh:
Có những nguyên nhân khác gây ra tiếng thở khò khè hiếm gặp như hít phải dị vật, suy tim sung huyết, rối loạn chức năng dây thanh âm và khối u.
Điều trị
Điều trị thở khò khè phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, có một số biện pháp khắc phục tại nhà hoặc hành động bạn có thể thực hiện để giúp con bạn cảm thấy tốt hơn.
1. Máy tạo ẩm hoặc phun sương ấm
Không khí khô có thể làm trẻ ho nặng hơn, vì vậy sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng có thể giúp bé thở dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể cho bé hít hơi nước ấm bằng cách cho bé tắm trong phòng tắm kín.
2. Cung cấp đủ nước
Bạn có thể cho trẻ uống nước hoặc các đồ uống khác như nước canh và nước trái cây tự làm nếu trẻ trên sáu tháng tuổi để làm lỏng đờm và làm dịu đường thở. Đối với trẻ sơ sinh từ 3-12 tháng tuổi, bạn có thể cho uống 30ml chất lỏng, tối đa 4 lần một ngày. Trẻ em trên một tuổi có thể được uống nhiều chất lỏng hơn.
Đọc thêm bài viết: Các phương pháp giảm ho tại nhà
3. Mật ong
Mật ong có thể làm dịu cơn ho và làm loãng chất nhầy, nhưng bạn chỉ nên cho trẻ dùng mật ong nếu trẻ trên một tuổi. Bạn có thể cho ½ đến 1 thìa cà phê (2-5 mL) mật ong khi cần.
4. Nước muối nhỏ mũi
Thuốc nhỏ mũi nước muối có thể được sử dụng để giúp làm ẩm chất nhầy mũi khô. Bạn cũng có thể chỉ dùng nước nếu không tìm được nước muối. Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi bé và dùng ống hút để hút dịch nhầy ra ngoài. Bạn không nên làm điều này quá bốn lần một ngày nếu con bạn dưới một tuổi.
5. Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn thường xuyên hơn
Cho trẻ bú ít và thường xuyên vì trẻ không có năng lượng khi thở khò khè.
6. Tránh tiếp xúc với khói thuốc
Hít phải khói thuốc lá thụ động khiến trẻ khó thở và thở khò khè nặng hơn. Không đưa trẻ đến những nơi trẻ có thể hít phải khói thuốc lá.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Mặc dù thở khò khè nhẹ có thể hết theo thời gian, nhưng có một số dấu hiệu cần chú ý nếu con bạn thở khò khè. Bạn nên đưa con đến bác sĩ trong trường hợp sau.
Khi bạn bị đau họng, cảm giác nóng rát và khó chịu do đau họng có thể khiến bạn khó uống hoặc ăn. Hãy tiếp tục đọc để tìm ra những thực phẩm tốt nhất để ăn và uống khi bạn bị đau họng và những thực phẩm bạn cần tránh. Liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ bị viêm amidan tư vấb bởi các chuyên gia đầu ngành.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.