Tiêu chảy
Nhiễm trùng, khó tiêu hóa một số loại thực phẩm hoặc uống quá nhiều nước trái cây hoặc sữa là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy, hãy chăm sóc cho trẻ tại nhà và bù nước cho trẻ. Nếu trẻ đang ăn dặm, hãy tránh thức ăn nhiều chất xơ và nhiều dầu mỡ. Bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ nếu tình trạng của trẻ không cải thiện trong 24 giờ, hoặc trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc có các triệu chứng khác, như sốt từ 38.50C trở lên, nôn mửa, đi tiểu ít hơn bình thường, nhịp tim nhanh, phân có máu hoặc đen, hoặc đau bụng.
Sốt
Bạn cần cho trẻ đi khám ngay nếu:
Theo dõi xem trẻ có đau tai, ho, thờ ơ, phát ban, nôn mửa hoặc tiêu chảy hay không. Bạn có thể dỗ, xoa dịu con bạn bằng sữa, tắm nước ấm và mặc quần áo nhẹ cho trẻ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những cách hạ sốt an toàn. Sốt kèm đốm xuất huyết hoặc ban xuất huyết là một trường hợp cấp cứu nghiêm trọng mà bạn nên liên hệ với bác sĩ.
Táo bón
Một số trẻ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Những trẻ khác thì vài ngày mới đi một lần. Táo bón là khi trẻ đi phân cứng và đau khi đi ngoài. Bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung thêm nước cho trẻ hoặc một chút nước ép mận khô vào bình sữa cho trẻ. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn hạn chế lượng sữa dưới 500ml mỗi ngày. Hãy gọi cho bác sĩ nếu vấn đề vẫn tiếp tục hoặc em bé của bạn có các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau bụng hoặc nôn mửa.
Đọc thêm bài viết: Trẻ sơ sinh nên được bổ sung vitamin gì?
Phát ban
Em bé có làn da nhạy cảm. Phát ban có thể bắt đầu từ nổi mụn li ti đến mụn nhỏ màu trắng đến các mảng đỏ, khô, ngứa (chàm). Để tránh hăm tã, hãy thay tã thường xuyên và bôi thuốc mỡ để bảo vệ cho trẻ. Đối với bệnh chàm, bạn không nên dùng xà phòng để tắm rửa cho trẻ và giữ ẩm cho da của con bạn. Hầu hết các vấn đề về phát ban không nghiêm trọng. Nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu tình trạng phát ban của trẻ kéo dài, khiến trẻ bị đau hoặc nếu trẻ có kèm theo bị sốt hoặc nổi mụn nước.
Ho
Hãy lắng nghe xem trẻ ho như thế nào. Ho kèm theo sốt nhẹ thường do cảm lạnh. Sốt dai dẳng cao hơn có thể có nghĩa là viêm phổi hoặc cúm. Khò khè kèm theo ho có thể là bệnh hen suyễn hoặc nhiễm trùng. Trẻ bị ho gà có những cơn ho và phát ra âm thanh "khục khục". Bạn có thể dung máy tạo độ ẩm để cải thiện tình trạng ho của trẻ. Không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 4 tuổi uống thuốc ho hoặc cảm lạnh.
Đau bụng
Khi con bạn bị đau bụng, chúng có thể khóc rất nhiều, trẻ khóc ưỡn lưng. Nguyên nhân có thể xảy ra do trẻ bị trào ngược, gặp rắc rối với một số loại thực phẩm, nhiễm trùng hoặc các lý do khác. Một số trẻ gặp vấn đề khi thử các loại thức ăn khác nhau. Hầu hết các cơn đau bụng đều vô hại và ngắn. Nhưng hãy gọi cho bác sĩ nếu tình trạng của trẻ không cải thiện, hoặc con bạn nôn mửa, tiêu chảy, hôn mê hoặc sốt.
Đau khi mọc răng
Khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, những chiếc răng nhỏ sẽ bắt đầu mọc đâm xuyên qua nướu. Điều đó thường khiến trẻ khóc rất nhiều. Khi đó bạn nên cho trẻ thứ gì đó để nhai. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoa bóp nướu của bé bằng ngón tay hoặc cho bé thứ gì đó mát để nhai, chẳng hạn như khăn ướt và lạnh. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem thuốc giảm đau như acetaminophen có an toàn để sử dụng giảm đau cho trẻ không.
Đọc thêm bài viết: Làm gì khi trẻ sơ sinh không tăng cân?
Đầy bụng
Điều này khá bình thường! Để giúp bé không bị đầy hơi, hãy cho bé ăn từ từ và thường xuyên vỗ ợ hơi nhẹ nhàng cho trẻ. Bạn nên cho trẻ nghỉ giải lao sau khi ăn. Nếu bạn dùng sữa công thức bạn không nên lắc nhiều để tránh tạo bọt.
Nghẹt mũi
Bé bị tắc nghẽn nghẹt mũi? Có một lưu ý là bạn không nên sử dụng thuốc cảm không kê đơn ở trẻ em dưới 4 tuổi. Thay vào đó, hãy nhỏ nước muối để làm loãng chất nhầy, sau đó hút nó ra khỏi mũi của con bạn bằng dụng cụ hoặc máy hút mũi. Máy xông hơi có thể giúp trẻ thở dễ dàng hơn vào ban đêm.
Buồn nôn và nôn
Tình trạng này khá phổ biến và thường vô hại! bạn có thể cho trẻ sơ sinh nhổ ra một chút sau khi ăn. Trẻ nhỏ cũng có thể bị đau bụng. Và điều quan trọng là bạn cần bổ sung đủ nước cho trẻ. Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu trẻ nôn không ngừng trong vài giờ hoặc trẻ nôn kèm theo bị sốt hoặc nếu trẻ bị mất nước nghiêm trọng.
Bạn nên làm gì khi trẻ gặp vấn đề?
Khi con bạn cảm thấy tồi tệ, bạn cũng vậy. Bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tin tưởng vào bản năng của bạn. Bạn cần theo dõi các dấu hiệu của trẻ để đưa trẻ đi khám kip thời. Một số dấu hiệu cảnh báo bao gồm thay đổi khẩu vị, quấy khóc cực độ, thờ ơ, khó thở, phát ban đặc biệt là phát ban lan nhanh, cứng cổ, co giật, sốt cao và trẻ bị mất nước, không tè.
Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.