Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nến thơm có thể nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?

Kết thúc của một ngày làm việc dài và bạn muốn dành cho mình thời gian để nghỉ ngơi. Vì vậy, bạn bật một vài bản nhạc, rót cho mình một cốc trà thảo dược và thắp một ngọn nến thơm. Nhưng khi ngôi nhà của bạn tràn ngập hương thơm ấm áp của mùi hương từ nến thơm khiến bạn như đang ở giữa thiên nhiên thì nó cũng có thể chứa đầy hóa chất độc hại gây hại cho sức khỏe của bạn?

Ảnh hưởng sức khỏe của việc đốt nến

Theo một báo cáo phân tích thị trường của Grand View Research, nến là một ngành công nghiệp trị giá gần 13 tỷ đô la Mỹ, với doanh số tăng đều đặn 5,7% mỗi năm. Nhưng bất chấp sự phổ biến của việc sử dụng nến thì việc đốt nến không tốt cho chất lượng không khí trong nhà.

Khi bị đốt cháy, nến giải phóng carbon monoxide, bồ hóng và các hợp chất hóa học vào không khí, bao gồm cả toluene và benzene. Bạn có thể đã quen với carbon monoxide và bồ hóng, những thứ không thực sự tốt cho chất lượng không khí. Nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu về toluene và benzene hay chưa:

  • Toluene: thường liên quan đến khói tỏa ra từ chất pha loãng sơn và có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng và da của bạn. Toluene cũng có thể dẫn đến các rối loạn liên quan đến hô hấp đối với những người dễ mắc các vấn đề về hô hấp. Tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc của bạn, toluene cũng có thể dẫn đến mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, lo lắng và mất ngủ cũng như gây ảnh hưởng đến thận, gan và thần kinh.
  • Benzene: một trong những chất độc thải ra khi hút thuốc lá không hề thân thiện với sức khỏe của bạn. Benzene là một hóa chất công nghiệp có liên quan đến chất gây ung thư. Mặc dù Hiệp hội Ung thư Quốc gia khẳng định rằng việc tiếp xúc với benzene làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và rối loạn máu thì mối liên hệ giữa việc sử dụng nến và ung thư máu vẫn chưa được chứng minh. Và lượng benzene do nến thải ra thấp hơn đáng kể so với lượng benzene do khói thuốc lá tạo ra. Ngoài ra, hãy nhớ rằng, ở một mức độ nào đó, tác động đối với sức khỏe của việc đốt nến phụ thuộc vào từng cá nhân.

Những người mắc bệnh phổi từ trước như hen suyễn có nguy cơ cao hơn và trong một số trường hợp khói nến có thể gây ra cơn hen suyễn nghiêm trọng đặc biệt là trẻ em bị hen suyễn vì ảnh hưởng của khói nến với trẻ em có thể trầm trọng hơn.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho bệnh nhân hen suyễn

Nến thơm có độc hại hơn nến thông thường không?

Có lẽ câu trả lời là có. Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu để chứng minh nến thơm có độc hại hay không. Nhưng chúng có khả năng chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, như formaldehyde.

Tiếp xúc với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng và làm trầm trọng thêm các bệnh về đường hô hấp hiện có. Ví dụ, formaldehyde có độc tính cao và là chất gây ung thư tiềm ẩn.

Một nghiên cứu vào tháng 1 năm 2023 cho thấy gần 1/4 sinh viên đại học sử dụng nến thơm đã gặp các vấn đề sức khỏe như đau đầu, khó thở và ho và việc tiếp xúc với nến thơm trong một giờ trở lên làm tăng tỷ lệ đau đầu, hắt hơi và khó thở.

Nghiên cứu đánh giá vào năm 2019 cũng cho thấy rằng các hợp chất thơm tỏa ra khi đốt nến có mùi thơm có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Việc sử dụng nến thơm hương liệu tự nhiên có tốt hơn hóa chất tổng hợp không?

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng hương liệu tự nhiên có thể an toàn, trong khi hương liệu tổng hợp có thể nguy hiểm hơn một chút. Tuy nhiên việc đốt nến thì bản chất của nó đã tạo ra các khí không tốt cho sức khỏe khi hít phải quá nhiều.

6 Clean-Burning Fall Candles – 100% PURE

Cách chọn nến an toàn hơn

Lựa chọn an toàn nhất là nến không có mùi thơm, nhưng nếu bạn vẫn muốn có mùi dễ chịu, hãy tìm loại nến có thành phần và sáp tự nhiên hoặc tinh dầu. Nến làm từ paraffin, được làm từ hợp chất dầu mỏ, có thể làm tăng giải phóng formaldehyde vào không khí, so với sáp ong hoặc sáp thực vật như đậu nành.

Ngoài ra, hãy kiểm tra bấc nến. Công nghệ sản xuất nến trước đây thường có chì trong bấc. Bạn hãy tránh dùng bấc có màu hoặc bấc kim loại, có thể chứa hóa chất độc hại và gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bông, giấy hoặc bấc gỗ không nhuộm là một lựa chọn an toàn hơn.

Cách sử dụng nến an toàn

Nếu bạn vẫn muốn đốt nến trong nhà, đây là những lời khuyên để bạn đốt nến mà vẫn đảm bảo sức khỏe.

1. Tăng thông khí

Cho dù bạn đang đốt loại nến nào, một lượng khói nhất định vẫn có thể được thải vào không khí. Vì vậy, hãy thắp nến trong phòng thông thoáng. Bạn nên mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để thông gió chéo. Nếu bạn đặt một ngọn nến trong phòng tắm, hãy bật quạt trên cao.

Đọc thêm bài viết: Massage bằng dầu thơm là gì?

2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn cháy nổ

Hãy để nến tránh xa bất cứ thứ gì dễ cháy ít nhất một bước chân. Tránh sử dụng nến trong phòng tắm hoặc phòng ngủ, và đặt chúng ra ngoài trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên giữ cho bấc nến được cắt tỉa còn khoảng 0.5cm. Điều này cũng sẽ làm giảm lượng bồ hóng mà nến tạo ra khi cháy.

3. Đừng thổi tắt nến

Điều đó có thể tạo ra nhiều khói và bồ hóng hơn. Thay vào đó bạn hãy sử dụng dụng cụ dập lửa để dập tắt ngọn lửa. Bạn cũng có thể sử dụng một cái gáo bấc, một dụng cụ dài sẽ giúp bạn uốn bấc đã thắp sáng vào trong sáp, dập tắt mà không có khói.

4. Vứt bỏ nến ám khói

Nếu bạn nhận thấy khói tỏa ra từ bấc nến, hãy loại bỏ nó. Một ngọn nến bốc khói có nghĩa là chất độc hại tử nến đang được thải vào không khí. Điều tương tự cũng xảy ra nếu bạn nhận thấy một vòng bồ hóng đen hình thành trên kính xung quanh ngọn nến.

5. Để ý các triệu chứng dị ứng

Các dấu hiệu ban đầu của phản ứng dị ứng hoặc kích ứng đường hô hấp do hít phải khói nến bao gồm ngứa mắt hoặc mũi, sổ mũi và hắt hơi. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào trong số này, hãy bỏ nến đi.

Vậy nên bạn vẫn có thể sử dụng nến thơm và chỉ cần chú ý sử dụng chúng một cách an toàn, lựa chọn mua nến tự nhiên, chất lượng cao và đặt chúng trong phòng thông thoáng. Nếu nến có hợp chất thơm trong đó, hãy đánh giá xem bạn có thể bị dị ứng hay không nhất là khi bạn bị dị ứng hoặc bệnh hô hấp từ trước.

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 04/06/2023

    7 điều cần làm mỗi đêm để có sức khỏe đường ruột tốt hơn

    Trong khi bạn ngủ, hệ thống tiêu hóa của bạn vẫn hoạt động mặc dù với tốc độ chậm hơn so với khi bạn thức và đây cũng là thời điểm mà ruột về cơ bản tự chữa lành những tổn thương. Để hệ tiêu hóa tiếp tục hoạt động tối ưu suốt cả ngày, hãy chuẩn bị tinh thần cho việc chữa lành hệ tiêu hóa bằng cách áp dụng những thói quen này.

  • 03/06/2023

    4 biện pháp chăm sóc sức khỏe trong mùa thi

    Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Đây là khoảng thời gian các sĩ tử cần chăm sóc sức khỏe và kiểm soát căng thẳng một cách lành mạnh.

  • 03/06/2023

    Bị hở van tim sống được bao lâu?

    Hở van tim có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể điều trị để kéo dài sự sống cho người bệnh bằng cách sửa chữa hoặc thay thế van tim. Để tim của bạn hoạt động bình thường, bốn van tim cần đóng mở đúng cách và đóng chặt để đảm bảo máu chảy đúng hướng qua các buồng tim của bạn.

  • 03/06/2023

    Mưa nắng thất thường, cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ?

    Những ngày cuối tháng 5 thời tiết nhiều nơi trên cả nước thay đổi thất thường, sáng nắng nóng, chiều tối lại mưa dông. Đây là thời điểm trẻ nhỏ dễ đổ bệnh nhất.

  • 03/06/2023

    Biện pháp tự nhiên giúp trẻ tuổi teen giảm hormone căng thẳng

    Nghiên cứu cho thấy, nồng độ hormone cortisol tăng cao có liên quan tới tình trạng trầm cảm ở tuổi teen. Học sinh nên làm gì để giảm căng thẳng và nồng độ cortisol một cách tự nhiên?

  • 03/06/2023

    Kiệt sức vì thói quen sử dụng công nghệ và cách lấy lại kiểm soát

    Bạn cảm thấy kiệt sức và mất tập trung? Rất có thể nguyên nhân do sử dụng công nghệ quá nhiều. Và đây là cách bạn chế ngự thói quen ấy.

  • 03/06/2023

    7 điều cần biết để sử dụng kem chống nắng đúng cách

    Kem chống nắng giúp ngăn ngừa ung thư da và là sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa tốt nhất, vì vậy sản phẩm này nên là một phần trong quy trình chăm sóc da hàng ngày của tất cả mọi người.

  • 03/06/2023

    Cách nói chuyện với thanh thiếu niên về việc uống rượu

    Nếu bạn thấy con mình đang thúc đẩy hoặc đối mặt với áp lực xã hội là phải uống rượu, thì đã đến lúc xem xét cách tốt nhất để giải quyết tình huống.

Xem thêm