Với hơn 10.000 phụ nữ Việt Nam được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú mỗi năm, đây chính là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong vú bắt đầu phát triển bất thường, phân chia không kiểm soát và tích tụ thành một khối mà thường được phát hiện là một khối u cứng (hoặc một biểu hiện khác của các triệu chứng). Nhưng nguyên nhân gây ung thư vú là gì? Vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn chính xác nguyên nhân ban đầu gây ra những đột biến tế bào gây ung thư vú là gì, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú của bạn.
Các yếu tố nguy cơ có thể được chia thành hai loại: lối sống và di truyền. Khi nói về bệnh ung thư vú, bệnh có thể được chia thành những yếu tố nguy cơ bạn có thể và không thể thay đổi được. Có những yếu tố nguy cơ mà bạn sinh ra đã có và có những yếu tố khác mà bạn thực sự có thể thay đổi được.
Ngoài ra, chỉ vì bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ ung thư vú, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ phát triển bệnh này. Và mặt khác, ngay cả khi bạn không có các yếu tố nguy cơ liệt kê sau đây, điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn an toàn.
Uống rượu
Ngay cả một vài ly rượu mỗi tuần cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Những phụ nữ uống hai hoặc ba ly mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 20% so với những phụ nữ không uống rượu. Rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, đó có thể là lý do tại sao nó làm tăng nguy cơ ung thư của bạn.
Thừa cân hoặc béo phì
Béo phì là một yếu tố nguy cơ đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh. Trước khi mãn kinh, buồng trứng của bạn tạo ra hầu hết estrogen. Sau thời kỳ mãn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất estrogen, vì vậy hầu hết hormone này đến từ mô mỡ, việc dư thừa chất béo có thể làm tăng nồng độ estrogen và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Ngoài ra, những phụ nữ thừa cân có xu hướng có nồng độ insulin trong máu cao hơn, có liên quan đến ung thư vú. Phụ nữ càng gần với trọng lượng cơ thể lý tưởng thì càng ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Đọc thêm bài viết: TS. BS Trương Hồng Sơn gợi ý bữa ăn lành mạnh giúp phòng ung thư
Không tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên làm giảm nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh. Mặc dù chưa rõ bạn cần bao nhiêu hoạt động, nhưng một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thậm chí chỉ vài giờ tập thể dục mỗi tuần cũng có thể hữu ích (mặc dù nhiều hơn có thể tốt hơn). Một nghiên cứu được công bố trên JAMA đã kiểm tra sự hiện diện của bệnh ung thư vú ở phụ nữ năng động và phụ nữ ít năng động hơn và phát hiện ra rằng những phụ nữ tham gia hoạt động thể chất thường xuyên ở tuổi 35 đã giảm 14% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Có con muộn
Nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng nhẹ ở những phụ nữ chưa từng có con hoặc có con sau 30 tuổi. Điều đó nói lên rằng, ảnh hưởng của việc mang thai dường như phụ thuộc vào loại ung thư vú mà bạn mắc phải. Ví dụ, mắc một loại ung thư vú gọi là bộ ba âm tính dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh. (Ung thư vú bộ ba âm tính là xét nghiệm âm tính đối với ba thụ thể: estrogen, progesterone và thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì 2 (HER2)).
Không cho con bú
Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc cho con bú có thể làm giảm nhẹ nguy cơ ung thư vú, đặc biệt nếu việc này được thực hiện trong một năm rưỡi đến hai năm. Điều này có thể là do việc cho con bú làm giảm tổng số chu kỳ kinh nguyệt trong đời của người phụ nữ và việc tạo sữa hạn chế khả năng hoạt động bất thường của tế bào vú. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia đã kiểm tra mô vú của những phụ nữ bị ung thư vú và phát hiện ra rằng những phụ nữ cho con bú có nguy cơ tái phát thấp hơn 30% và nguy cơ tử vong vì ung thư vú thấp hơn 28%.
Uống thuốc tránh thai nội tiết tố
Các hormone trong một số phương pháp ngừa thai bao gồm thuốc uống tránh thai, thuốc tiêm ngừa thai và vòng tránh thai có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England đã nghiên cứu 1,8 triệu phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 49 và nhận thấy nguy cơ phát triển ung thư vú tăng 20% ở những phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố.
Sử dụng liệu pháp hormone sau khi mãn kinh
Liệu pháp hormone với estrogen và progesterone có thể giúp làm giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và giúp ngăn ngừa loãng xương, nhưng nó cũng có thể làm tăng khoảng 75% nguy cơ phát triển và tử vong do ung thư vú. Nó cũng có thể làm tăng khả năng phát hiện ung thư ở giai đoạn nặng hơn và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, hình thành cục máu đông và đột quỵ. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những rủi ro có thể lớn hơn lợi ích của liệu pháp hormone, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.
Đọc thêm bài viết: 9 loại trái cây có lợi nên ăn trong và sau khi điều trị ung thư
Là phụ nữ
Vì ung thư vú là loại ung thư do nội tiết tố điều khiển, nó thường cần estrogen để phát triển, do đó việc bạn là phụ nữ có lẽ là yếu tố nguy cơlớn nhất để phát triển ung thư vú.
Ngày càng già đi
Nguy cơ ung thư vú tăng theo độ tuổi. Hầu hết các bệnh ung thư vú được tìm thấy ở phụ nữ từ 55 tuổi trở lên.
Có gen di truyền nhất định
Khoảng 5 đến 10% các trường hợp ung thư vú được cho là do di truyền, nghĩa là chúng là kết quả của các khiếm khuyết gen (gọi là đột biến) được truyền từ cha hoặc mẹ. Cụ thể, đột biến di truyền của gen BRCA1 hoặc BRCA2 là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư vú di truyền.
Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú
Hầu hết phụ nữ (khoảng 8/10 người) bị ung thư vú không có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Tuy nhiên, có người thân cấp một (mẹ, chị gái hoặc con gái) bị ung thư vú gần như làm tăng gấp đôi nguy cơ của bạn và có hai người thân cấp một làm tăng gấp ba lần nguy cơ của bạn. Nhìn chung, dưới 15% phụ nữ bị ung thư vú có thành viên gia đình mắc bệnh.
Bị ung thư vú trong quá khứ
Nếu bạn bị ung thư ở một bên vú, bạn sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư mới ở vú còn lại hoặc ở một phần khác của cùng một bên vú. Mặc dù nguy cơ thấp, nhưng nó có xu hướng cao hơn đối với phụ nữ trẻ từng bị ung thư vú.
Là người gốc da đen
Phụ nữ da trắng có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn một chút so với phụ nữ da đen, tuy nhiên, ung thư vú phổ biến hơn ở phụ nữ da đen dưới 45 tuổi và phụ nữ da đen có nhiều khả năng tử vong vì ung thư vú ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ gốc Á, gốc Tây Ban Nha và người Mỹ bản địa đều có nguy cơ phát triển và tử vong do ung thư vú thấp hơn.
Mô vú dày đặc
Vú được tạo thành từ mô mỡ, mô xơ và mô tuyến. Bạn có thể được thông báo rằng mình có “bộ ngực dày đặc” nếu chụp X quang tuyến vú cho thấy bạn có nhiều mô tuyến và mô xơ hơn và ít mô mỡ hơn. Phụ nữ có bộ ngực dày đặc có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 1,5 đến 2 lần so với phụ nữ có mật độ vú trung bình.
Có kinh sớm
Nếu bạn có kinh nguyệt trước 12 tuổi, điều đó có nghĩa là bạn đã trải qua nhiều chu kỳ kinh nguyệt hơn trong đời và tiếp xúc nhiều hơn với estrogen và progesterone, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Trải qua thời kỳ mãn kinh sau tuổi 55
Ngược lại, mãn kinh sau 55 tuổi có nghĩa là bạn có nhiều chu kỳ kinh nguyệt hơn, điều này lại kéo dài thời gian tiếp xúc với estrogen và progesterone, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Có bức xạ vào ngực của bạn khi còn bé
Việc điều trị ung thư ở trẻ em bằng bức xạ vào ngực làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển ung thư vú sau này. Nguy cơ cao nhất nếu bạn bị nhiễm xạ khi còn là thiếu niên hoặc thanh niên khi ngực của bạn vẫn đang phát triển.
Tiếp xúc với DES
Những phụ nữ dùng diethylstilbestrol (DES), một loại thuốc giống như estrogen được sử dụng từ những năm 1940 đến đầu những năm 1970 để giảm khả năng sảy thai, có nguy cơ mắc ung thư vú tăng nhẹ. Những phụ nữ có mẹ dùng DES khi mang thai cũng có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn một chút.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.