Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì khi bị gãy/vỡ mũi?

Vỡ mũi hay gãy mũi là tình trạng gãy hoặc rạn xương mũi hoặc sụn mũi. Tình trạng vỡ này thường xảy ra tại vùng cầu mũi (vách ngăn mũi) chính là phần phân chia giữa 2 lỗ mũi.

Làm gì khi bị gãy/vỡ mũi?

Nguyên nhân gây vỡ mũi?

Một tác động bất ngờ lên mũi là nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy mũi. Vỡ mũi thường xảy ra do chấn thương mặt hoặc cổ. Các nguyên nhân phổ biến khác gây vỡ mũi bao gồm:

  • Ngã
  • Bị đập mặt vào tường
  • Bị đấm vào mũi trong các môn thể thao đối kháng
  • Tai nạn giao thông
  • Bị đấm hoặc đá vào mũi
Làm thế nào để biết mũi bạn bị vỡ?

Triệu chứng vỡ mũi bao gồm:

  • Đau ở bên trong hoặc xung quanh mũi
  • Mũi bị gãy hoặc bị vẹo xuống
  • Sưng hoặc phù quanh mũi, khiến mũi của bạn trông khoằm xuống mặc kể cả khi mũi chưa vỡ.
  • Chảy máu mũi
  • Ngạt mũi nhưng không chảy dịch, điều này có nghĩa là đường thở của bạn đang bị tắc
  • Bầm tím quanh mũi và mắt, thường sẽ biến mất trong vòng 2-3 ngày.
  • Có tiếng lục cục hoặc tiếng cọ xát mỗi khi bạn cử động mũi.

Triệu chứng cần phải đi cấp cứu ngay

Gọi cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay nếu mũi bị vỡ và xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mũi chảy máu rất nhiều và không ngừng lại.
  • Có dịch màu trong chảy ra từ mũi
  • Khó thở
  • Mũi trông bất thường, bị vẹo. Bạn không nên cố tự nắn lại mũi trong trường hợp này.

Nếu bạn nghi ngờ bạn bị chấn thương vùng đầu hoặc cổ, nên cố định phần đầu cổ để tránh tổn thương nhiều hơn.

Những đối tượng dễ có nguy cơ vỡ mũi

Tai nạn có thể xảy ra với bất cứ ai, do vậy, tất cả mọi người đều có nguy cơ bị vỡ mũi. Tuy vậy, một số loại hoạt động có thể làm tăng nguy cơ vỡ mũi, gãy mũi, bao gồm:

Những người tham gia nhiều vào các môn thể thao đối kháng sẽ có nguy cơ bị gãy mũi cao hơn. Các môn thể thao đối kháng bao gồm:

  • Bóng rổ
  • Boxing
  • Bóng đá
  • Khúc côn cầu
  • Võ thuật
  • Bóng bầu dục

Các hoạt động khác có thể làm tăng nguy cơ vỡ mũi của bạn bao gồm:

  • Tham gia một cuộc đánh nhau, tranh cãi
  • Điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là khi không sử dụng dây an toàn
  • Điều khiển xe đạp

Những đối tượng có nguy cơ cao hơn

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị vỡ mũi cao hơn một cách tự nhiên, cho dù họ có tham gia vào các môn thể thao đối kháng hoặc có va chạm về mặt thể chất hay không. Đó là trẻ em và người cao tuổi. Sức khỏe xương là vấn đề đặc biệt cần quan tâm ở 2 nhóm đối tượng này và té ngã là hiện tượng thường gặp.

Trẻ em có nguy cơ gãy mũi cao hơn vì đây là đối tượng đang trong quá trình xây dựng khối xương. Trẻ đang tập đi và trẻ lứa tuổi mẫu giáo là đối tượng đặc biệt rất dễ bị gãy/vỡ mũi.

Khi những đối tượng này tham gia vào các môn thể thao đối kháng, nên được trang bị thiết bị bảo hộ đầy đủ.

Chẩn đoán gãy/vỡ mũi

Bác sỹ có thể chẩn đoán được tình trạng gãy/vỡ mũi thông qua việc thăm khám lâm sàng, bao gồm quan sát và chạm vào mũi, mặt. Nếu bạn bị đau rất nhiều, bác sỹ có thể sẽ gây tê tạm thời vùng mũi trước khi khám lâm sàng.

Bác sỹ có thể sẽ yêu cầubạn tái khám trong vòng 2-3 ngày khi tình trạng sưng phù tại mũi đã giảm xuống vì khi đó việc quan sát tổn thương của bạn sẽ dễ dàng hơn. Nếu mũi bạn bị chấn thương nặng hoặc chấn thương mũi đi kèm với các chấn thương khác trên mặt, bạn sẽ cần phải chụp X quang hoặc chụp CT để xác định mức độ tổn thương mũi – mặt của bạn.

Xử trí khi bị gãy/vỡ mũi

Phụ thuộc vào triệu chứng, bạn có thể cần được chăm sóc y tế ngay hoặc có thể chỉ cần sơ cứu tại nhà và đi khám bác sỹ sau.

Sơ cứu tại nhà

Nếu bạn không có các triệu chứng cho thấy cần phải được chăm sóc y tế ngay, thì bạn có thể tiến hành sơ cứu tại nhà theo các bước sau:

  • Nếu mũi bạn bị chảy máu, hãy ngồi xuống và nghiêng người về phía trước trong khi hít thở bằng miệng. Bằng cách này, máu trong mũi sẽ không bị chảy xuống họng.
  • Nếu bạn không bị chảy máu mũi, hãy ngửa đầu ra sau để làm giảm tình trạng đau nhói
  • Để làm giảm sưng phù, hãy chườm lạnh hoặc đặt 1 viên đá lạnh trong một chiếc khăn sạch và đặt lên mũi trong vòng 15-20 phút, thực hiện 3-4 lần/ngày
  • Sử dụng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.

Nhưng tốt nhất, các chấn thương vùng mặt nên được đến gặp bác sỹ ngay lập tức để được đánh giá toàn diện mức độ tổn thương. Nguyên nhân là vì mọi người thường không thể nhận ra được các cấu trúc có thể bị tổn thương bởi một chấn thương vùng mặt và vỡ mũi.  Mũi bị vỡ/gãy sẽ dễ điều trị hơn nếu được điều trị trong vòng 1-2 tuần sau khi bị chấn thương.

Điều trị y tế

Không phải tất cả các trường hợp gãy/vỡ mũi đều cần điều trị y tế. Nếu chấn thương của bạn nghiêm trọng, bác sỹ có thể sẽ tiến hành các biện pháp sau:

  • Đặt gạc sạch lên mũi, và có thể dùng tới cả nẹp mũi.
  • Kê đơn thuốc giảm đau, có thể cả thuốc kháng sinh.
  • Tiến hành phẫu thuật cắt giảm khép kín, bằng cách gây tê vùng mũi của bạn và thực hiện phẫu thuật bằng tay
  • Tiến hành phẫu thuật chỉnh mũi
  • Tiến hành phẫu thuật chỉnh lại vách ngăn mũi.

Tất cả các phẫu thuật ở trên thường sẽ chỉ được thực hiện sau từ 3-10 ngày sau khi bị chấn thương, sau khi tình trạng sưng phù đã giảm xuống.

Điều trị y tế thường sẽ không cần thiết nếu bạn chỉ bị 1 vết gãy nứt nhỏ và không có sự di chuyển vị trí của các xương mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn luôn cần được bác sỹ lượng giá để xác định xem loại điều trị nào phù hợp với bạn. Chấn thương ở mức độ trung bình hoặc nặng sẽ cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật nên được tiến hành trong vòng14 ngày sau khi bị chấn thương và tình trạng đau, khó chịu do phẫu thuật sẽ giảm đi trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật.

Dự phòng

Bạn có thể thực hiện các biện pháp dự phòng sau để làm giảm nguy cơ gãy/vỡ mũi:

  • Đi giày vừa chân, hỗ trợ tốt để dự phòng tình trạng té ngã
  • Trong khi tham gia các môn thể thao đối kháng, nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ vùng mặt để dự phòng chấn thương với mũi.
  • Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông, bao gồm cả xe đạp
  • Thắt dây an toàn khi đi ô tô và đảm bảo rằng trẻ nhỏ được bảo vệ đúng cách khi ngồi sau xe ô tô

Liệu mũi của bạn sau khi phẫu thuật có giống như trước được không?

Mũi của bạn có khả năng hồi phục hoàn toàn mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Nếu bạn không hài lòng với mũi của mình sau khi hồi phục hoặc bạn gặp khó khăn trong khi hít thở thông thường, bạn có thể lựa chọn việc phẫu thuật lại mũi.

Thông tin thêm trong bài viết: Chảy máu mũi ở trẻ em

 

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm