Kiến thức cơ bản về bệnh viêm xoang ( kì 2)
3. Điều trị viêm xoang bằng thuốc
* Thuốc toàn thân
- Kháng sinh uống hoặc tiêm thường phối hợp hai nhóm là beta lactam và nhóm chống vi khuẩn kỵ khí (metronidazol, klion…), kháng sinh chống nấm (viêm xoang do nấm).
- Thuốc chống viêm, giảm phù nề để giải phóng lỗ thông mũi xoang. Thuốc hay sử dụng là kháng viêm nhóm steroid như prednisolone 5mg, medrol, medexa, celestene… Nhóm thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ như loét, thủng dạ dày, loãng xương, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng đường huyết, suy tuyến thượng thận… chính vì thế chỉ dùng nhóm thuốc này trong thời gian ngắn (dưới 1 tuần ở giai đoạn cấp) dưới sự chỉ định và theo dõi của thầy thuốc.
Nhóm thuốc chống viêm do các men đảm nhận để chống phù nề như alphachymotrypsine choay uống hoặc ngậm từ 4 – 6 viên/ngày.
- Thuốc giảm đau như paracetamol.
- Thuốc long đờm: acetylcysteine (mucomyst, acemuc…), ambroxol (mucosolvan…), carbocisteine (solmux broncho, mucusan, rhinathiol…).
- Thuốc chống dị ứng: telfast, clarytin…
* Thuốc tại chỗ
- Thuốc chống viêm, chống sung huyết mũi, thuốc co mạch…
- Nhóm thuốc nhỏ mũi thường phải phối hợp giữa kháng sinh với một số thành phần chống viêm, giảm phù nề, giảm xung huyết mới có hiệu quả.
- Kháng sinh nhóm aminoside, moxifloxacin hydrochloride, tobramycin thường được sử dụng để bào chế làm thành phần của thuốc nhỏ mũi. Lý do chính là qua nghiên cứu người ta nhận thấy khả năng thấm qua máu thấp dưới 2%, đồng thời thuốc lại không bị hấp thu qua đường tiêu hóa nên khá an toàn khi sử dụng. Khi dùng kéo dài thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh thì khả năng tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, bao gồm cả nấm có thể xảy ra. Nếu bội nhiễm xuất hiện phải ngưng thuốc và chuyển sang phương pháp điều trị khác thích hợp.
- Thuốc co mạch – chống ngạt - là loại thuốc hiện nay đang được sử dụng rộng rãi với nhiều tên thuốc khác nhau trong đó có naphazolin. Thuốc có tác dụng thu nhỏ tổ chức cương ở cuốn mũi dưới, chống xung huyết niêm mạc. Thuốc tác dụng nhanh trong vài phút và duy trì trong nhiều giờ sau đó.
- Thuốc nhỏ mũi có khả năng gây các phản ứng dị ứng: tại chỗ như cảm giác ngứa mũi, sưng mũi, đỏ cánh mũi, đau nhức dọc theo sống mũi… tuy không xảy ra tới 3% các trường hợp.
- Một số bệnh nhân gặp phản ứng không dung nạp thuốc. Tại niêm mạc hốc mũi biểu hiện có cảm giác như kim châm, hiếm gặp phản ứng dị ứng toàn thân như phù da, niêm mạc vùng mặt, ngoại lệ có thể gây phù Quincke. Trong trường hợp này phải ngưng dùng thuốc ngay và trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị.
- Thuốc nên sử dụng trong 7 – 10 ngày.
- Không nên điều trị kéo dài nếu không có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng.
- Các thuốc chống viêm có steroid dạng nhỏ như polydexa, collydexa… dạng xịt phun sương (budenase). Thuốc steroid tác dụng tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng cách cũng sẽ gây một số biến chứng của steroid nói chung, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon làm tuyến vỏ thượng thận bị teo.
- Gây hội chứng biến dưỡng hậu quả từ việc tăng giữ muối, nước gây hiện tượng béo giả, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, gây tăng đường huyết – nguy cơ của đái tháo đường. Bên cạnh đó làm tăng huyết áp, giảm kali máu kết hợp rối loạn cân bằng muối – nước gây nhiều bất lợi cho người bị bệnh tim mạch, người glaucoma… Rối loạn quá trình tái tạo xương, biến dưỡng cơ dẫn đến loãng xương và teo cơ. Giảm sức đề kháng chung của cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, đặc biệt là ở hệ thống mũi xoang. Một số trường hợp xuất hiện rối loạn kinh nguyệt hoặc chảy máu mũi.
4. Phòng bệnh
Để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:
- Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
- Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
- Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
- Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi. Hiện nay một số bể bơi ở thành phố vệ sinh kém khi chúng ta di tắm phải cẩn thận tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang.
- Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
- Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 cách để ngủ ngon hơn khi bị đau và tắc nghẽn do viêm xoang
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.