Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Không sử dụng thuốc lá điện tử để cai thuốc lá

Cả thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng (hay còn gọi là thuốc lá thế hệ mới) đều có chứa các thành phần độc hại, khi sử dụng đều có sự đốt cháy và có khói, hơi, tỏa ra môi trường gây tác hại cho người xung quanh do hút thuốc lá thụ động.

Thông tin này được đưa ra tại buổi họp về tuần lễ Quốc gia không hút thuốc lá, do Bộ Y tế tổ chức ngày 21/5.

Theo đó, các chuyên gia cho biết, việc quảng bá thuốc lá làm nóng là sản phẩm không đốt cháy nên không tỏa khói, từ đó giảm tác hại hơn thuốc lá điếu thông thường là không chính xác. Khi sử dụng thuốc lá làm nóng, carbonyl và các gốc tự do có oxy được phát hiện trong khói phát thải từ thuốc lá làm nóng. Đây là các hợp chất hóa học thải ra trong quá trình đốt cháy các hợp chất hữu cơ, điều này cho thấy khi thuốc lá làm nóng được sử dụng thì xảy ra quá trình đốt cháy.

Theo Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á, đa phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine - chất gây nghiện cao, là nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư. Sử dụng nicotine quá liều gây ngộ độc. Nghiện nicotine là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ.

Đối với trẻ em và phụ nữ mang thai, nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em vì não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Nicotine cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi trong thai kì, gây ra sinh non và thai chết lưu.

Đối với thanh thiếu niên, những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi trẻ dễ bị nghiện nicotine hơn, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.

Hơn nữa, thuốc lá điện tử tiện dụng với các ống dung dịch được đóng gói cho hàng trăm hơi hút, hầu như không có định lượng về nồng độ nicotine trong mỗi ml. Điều này dẫn đến nguy cơ người sử dụng tăng liều lượng, mức độ dung nạp nicotine và gây nguy cơ ngộ độc cấp tính. Hiện tại cũng không có đủ bằng chứng để xác định tính hiệu quả của việc sử dụng thuốc lá điện tử như một biện pháp hỗ trợ cai nghiện thuốc lá điếu thông thường.

Đối với thuốc lá làm nóng, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, thuốc lá làm nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Dù được nung ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng thuốc lá làm nóng vẫn tạo ra những hóa chất tương tự như trong khói thuốc lá (Acrolein, Volatile Organic Chemicals, Acetaldehyde, Carbon monoxide, Polycyclic Aromatic Hydrocarbons, Heavy metals, Formaldehyde... - một số hóa chất được xếp vào nhóm gây ung thư).

Bản chất sản phẩm này vẫn là lệ thuộc chất gây nghiện nicotine. Các tác động có hại đến sức khỏe con người và các hệ lụy xã hội do sử dụng các loại sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (chủ động và phơi nhiễm với khói thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng) gây ra không thấp hơn so với thuốc lá điếu thông thường.

Nhân Ngày thế giới không hút thuốc lá (31/5), GS.TS Ngô Quý Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam cũng khuyến cáo những người đã, đang và chưa hút thuốc lá rằng, không hút, không thử và không sử dụng thuốc lá thế hệ mới làm phương tiện cai thuốc lá. Nếu đã hút thì nên dừng càng sớm càng tốt. Và để hỗ trợ cai nghiện thuốc lá hiệu quả, người dân có thể gọi điện đến Tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá, số điện thoại miễn phí là 18006606.

GS.TS Ngô Quý Châu cũng mong muốn các cơ quan chức năng tại Việt Nam sớm đưa ra khuyến cáo cấm hoặc kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những cột mốc trong quá trình cai thuốc lá

Hiền Minh - Theo Báo Chính phủ
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm