Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi trẻ dùng quá nhiều thuốc bổ

Thuốc bổ hiện nay là các chế phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không vì thế mà cho trẻ dùng quá nhiều thuốc bổ.

Thuốc bổ hiện nay là các chế phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không vì thế mà cho trẻ dùng quá nhiều thuốc bổ.

Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng số vitamin cần thiết lại lên đến con số 13 gồm 4 vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và 9 vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP...). Còn chất khoáng là các chất vô cơ được bổ sung hằng ngày. Có loại chất khoáng gọi là các nguyên tố đại lượng được cung cấp số lượng lớn như canxi (Ca), phosphor (P). Có loại cung cấp lượng rất ít gọi là các nguyên tố vi lượng như sắt (Fe), iod (I), kẽm (Zn)…

Trẻ bình thường có cần thiết bổ sung vitamin?

Về mặt lý thuyết, nếu trẻ ăn uống cân bằng, hợp lý, đầy đủ và tình trạng bình thường (tức không có dấu hiệu suy dinh dưỡng) thì không cần bổ sung vitamin. Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ về chế độ ăn không cung cấp đầy đủ thì ngay cả những trẻ khỏe mạnh cũng nên bổ sung vitamin. Bởi vì các vitamin vốn có trong thực phẩm sẽ bị mất đi hay giảm trầm trọng trong một bữa ăn đầy đủ nhưng chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C không còn…). Vì vậy, nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho trẻ xem ra khỏe mạnh uống bổ sung vitamin, đương nhiên là dùng đúng liều lượng.

khi-tre-dung-qua-nhieu-thuoc-bo-1

Trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn đương nhiên phải được bổ sung vitamin và chất khoáng. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết phải bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn kiêng ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K (nên lưu ý vitamin và chất khoáng không cung cấp năng lượng).

Riêng đối với trẻ sơ sinh (từ khi sinh cho đến 4 tháng tuổi) chỉ được bú sữa mà không nên cho dùng bất cứ chất lỏng thực phẩm nào khác, kể cả thuốc dung dịch uống chứa vitamin. Bà mẹ muốn bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh, nên chính mình dùng thuốc bổ sung và cho con bú sữa mẹ để thông qua sữa mẹ con được bổ sung vitamin. Điều đáng quan tâm là có một số phụ huynh quá lo lắng cho sức khỏe của con đã lạm dụng cho trẻ dùng quá nhiều thuốc bổ đưa đến thừa vitamin và chất khoáng rất có hại.

Những lưu ý khi dùng thuốc bổ cho trẻ

Sử dụng thuốc bổ sung vitamin và chất khoáng không thay thế được thức ăn, mà vẫn phải ăn uống đầy đủ, cân bằng các nhóm thực phẩm. Nếu thấy cần bổ sung vitamin và chất khoáng cho trẻ, nên hỏi mua tại nhà thuốc thuốc bổ dành cho trẻ và đọc kỹ hướng dẫn để dùng đúng liều lượng. Đừng bao giờ nghĩ thuốc bổ là vô hại và không cho trẻ dùng kiểu: thuốc dùng nhiều “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”!

Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Riêng phụ nữ có thai và trẻ con, đặc biệt trẻ sơ sinh, dùng quá liều vitamin A, viatmin D là rất nguy hiểm. Nếu dùng quá liều đưa đến thừa vitamin A, có thể gây quái thai ở phụ nữ có thai, còn trẻ sơ sinh thì bị tăng áp lực sọ não đưa đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây vôi hóa nhau (rau) thai ở phụ nữ có thai, còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Ở nước ta, đã có nhiều trường hợp trẻ con do uống quá liều vitamin A, D bị tác dụng phụ gây tăng áp lực sọ não, bị lồi thóp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Nếu dùng loại multivitamin ngày uống 1 viên thì xem kỹ thành phần không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Nếu dùng loại dung dịch uống, phải lấy số giọt hoặc thể tích (số mililít) theo đúng bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Nên cho trẻ dùng dạng lỏng như dung dịch uống vì vừa dễ uống vừa dễ hấp thu.

Không nên dùng vitamin C liều quá cao (hơn 1g/ngày) vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày. Hiện nay có lọai thuốc viên vitamin C dạng sủi bọt chứa 1g dược chất mỗi viên, không nên xem đây là nước giải khát và cho trẻ uống nhiều viên hàng ngày mà trẻ bị ngộ độc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự thiếu hụt vitamin D ở nhóm trẻ bú mẹ sau 1 tuổi

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm