Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào bị cảm cần đi khám bác sĩ?

Cảm thông thường thường khỏi trong vòng một hoặc hai tuần, nhưng đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe.

Cảm làm suy yếu hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể, khiến cho bạn trở nên dễ mắc các vấn đề sức khỏe khác. Trẻ em, người già, người hút thuốc và những bệnh nhân mang bệnh nặng thường sẽ bị cảm lâu hơn.

Nếu các triệu chứng của cảm kéo dài dai dẳng hoặc tái phát thì nguyên nhân có thể là dị ứng, viêm xoang hoặc một viêm nhiễm thứ phát nào đó.

Cảm là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi nhiễm virus ở mũi và họng, và chúng gây ra những triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau họng, ho, sốt nhẹ và đau đầu. Nhưng hầu hết cảm là một vấn đề nhẹ nhàng, có xu hướng khỏi trong vòng 14 ngày, dù có hay không có điều trị.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị cảm nhiều hơn người lớn, chủ yếu là độ tuổi từ 6-10 tuổi, và có nguy cơ bị sốt gặp những biến chứng liên quan cần phải đến khám bác sĩ nhiều hơn. Trẻ em cùng với người cao tuổi, người hút thuốc và những bệnh nhân có vấn đề nghiêm trọng như hen suyễn, bệnh tim mạch, ung thư hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có xu hướng bệnh kéo dài hơn khi bị cảm.

Khi nào thì cảm không chỉ là cảm?

Nếu bạn cảm nhiều hơn hai tuần hoặc tiếp tục tái phát thì dị ứng, viêm xoang hoặc một vài viêm nhiễm thứ phát có thể là nguyên nhân.

Sốt là một dấu hiệu nghiêm trọng. Cảm thường không đi kèm với sốt. Khi người lớn sốt cao trên 39 độ C và trẻ em sốt cao trên 39.5 độ C thì nên đi khám bác sĩ.

Nếu trẻ sơ sinh nhỏ hơn 3 tháng tuổi sốt cao trên 37.8 độ, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.

Biến chứng của cảm thông thường

Cảm có thể làm suy yếu hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể, khiến bạn trở nên dễ mắc các vấn đề sức khỏe khác từ viêm tai, viêm xoang đến nhiễm liên cầu họng, viêm phế quản và viêm phổi. Đau đầu, sốt và đau xoang có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm xoang cần điều trị.

Nếu bạn đang bị cảm hoặc viêm xoang và bây giờ bạn bị đau đầu nhiều hơn và bị sốt thì bạn nên chú ý.

Nếu bạn có các triệu chứng đau nhói ở ngực, ho kèm đờm có màu, sốt hay khó thở, bạn có thể đang bị viêm phổi và bạn nên đi khám bác sĩ.

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus hô hấp phổ biến gây các triệu chứng giống với bị cảm nhưng có thể gây các triệu chứng nghiêm trọng hơn trên trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi. Hầu hết mọi người có thể hồi phục sau nhiễm RSV trong một đến hai tuần, virus này là nguyên nhân chủ yếu của viêm phế quản và viêm phổi trên trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi ở Mỹ.

Dấu hiệu khó thở ở trẻ sơ sinh bao gồm phập phồng cánh mũi, thở gấp, nổi cơ cổ, đổi màu môi và đầu ngón tay. Nếu bạn nhìn thấy những dấu hiệu này, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay.

Những triệu chứng của cảm cần cảnh giác

Dĩ nhiên hầu hết các trường hợp cảm sẽ không bao giờ cần đến phòng cấp cứu. Nhưng nếu các dấu hiệu và triệu chứng bị nghi ngờ thì cần đi khám ngay.

Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tìm kiếm:

Ở trẻ em:

  • Sốt cao trên 39.5 độ hay sốt kéo dài trên 3 ngày.
  • Các triệu chứng cảm kéo dài trên 10 ngày
  • Khó thở, thở gấp, thở khò khè
  • Đau tai hoặc chảy dịch từ tai
  • Tình trạng tinh thần biến đổi (ví dụ như mê man, kích thích hoặc co giật)
  • Các triệu chứng giống cúm nặng thêm kèm sốt và ho nhiều hơn
  • Các bệnh mạn tính nặng thêm

Ở người lớn:

  • Sốt cao, kéo dài trên 39 độ
  • Triệu chứng kéo dài trên 10 ngày hoặc nặng thêm thay vì tốt hơn
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Đau hoặc tức ngực
  • Ngất xỉu hoặc cảm giác như sắp ngất xỉu
  • Choáng hoặc mất phương hướng
  • Nôn nhiều hoặc dai dẳng
  • Đau nhiều vùng mặt hoặc trán
  • Khản giọng, đau họng hoặc ho không khỏi sau 10 ngày.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những biến chứng không ngờ của cảm lạnh và bệnh cúm

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm