Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kháng thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật như thế nào?

Kháng thể là các protein chống lại bệnh tật trong cơ thể, đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Giống như chiến binh, các kháng thể nhận ra những kẻ xâm lược lây nhiễm như vi khuẩn, virus và giúp cơ thể loại bỏ chúng.

Khi tiêm phòng, các kháng thể sẽ phát triển để phản ứng với vi khuẩn một cách thụ động. Một kháng thể đôi khi được gọi là Immunoglobulin. Nhưng không phải tất cả các kháng thể đều là globulin miễn dịch, cũng như không phải tất cả các globulin miễn dịch đều là kháng thể. Tế bào bạch cầu có thể tạo ra kháng thể khi bị nhiễm trùng. Một tế bào bạch cầu đơn lẻ có thể tiết ra vài trăm đến hàng nghìn kháng thể để tạo ra phản ứng miễn dịch. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm về các kháng thể hoạt động, các loại và hơn thế nữa.

Hình dạng của kháng thể?

Các kháng thể là các protein hình chữ Y. Cấu trúc chân dọc chữ Y giúp kháng thể giao tiếp với các thành phần khác của hệ thống miễn dịch. Đầu của kháng thể (cả hai cánh tay) có thể liên kết với những vi khuẩn, virus. Những chất khi xâm nhập vào cơ thể được hệ thống miễn dịch nhận biết và sinh ra các kháng thể tương ứng được gọi là kháng nguyên. Mỗi kháng thể có tổng cộng 4 chuỗi protein: 2 chuỗi nhẹ và 2 chuỗi nặng, được sắp xếp theo cấu trúc nhẹ-nặng-nặng-nhẹ. Chuỗi nhẹ khoảng 25 kilodaltons, và chuỗi nặng khoảng 50 kilodaltons. Đầu của kháng thể bao gồm cả phần chuỗi nhẹ và chuỗi nặng, các nhà khoa học gọi là "vị trí liên kết kháng nguyên" hoặc dây dù. Các kháng thể có cấu trúc 3D, giúp chúng liên kết với hàng nghìn, thậm chí hàng triệu kháng nguyên khác nhau với độ chính xác cao.

Kháng thể làm việc như thế nào?

Các kháng thể phát triển trong quá trình nhiễm trùng hoặc phản ứng với vaccine. Mỗi kháng thể đều có nhiệm vụ: đánh dấu kẻ xâm lược để các tế bào miễn dịch khác tiêu diệt hoặc tự mình tiêu diệt kẻ xâm lược. Kháng thể có thể liên kết với kháng nguyên theo cách khóa. Sự liên kết này kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể và huy động các tế bào khác để chống lại kháng nguyên xâm nhập. Sau khi hệ thống miễn dịch giải quyết và loại bỏ các kháng nguyên xâm nhập, nó sẽ tạo ra các tế bào bộ nhớ để sản xuất kháng thể, các tế bào này vẫn hoạt động trong cơ thể rất lâu sau khi phục hồi. Các tế bào bộ nhớ đảm bảo cơ thể luôn được chuẩn bị tốt và phản ứng miễn dịch nhanh hơn nếu tiếp xúc lại với cùng một kháng nguyên. Thời gian mà các kháng thể cung cấp khả năng miễn dịch khác nhau ở mỗi người. Thời gian kéo dài cũng khác nhau ở mỗi bệnh.

Vị trí và loại kháng thể

Có năm cách phân loại kháng thể, mỗi loại dựa trên cấu trúc và vị trí của kháng thể trong cơ thể.

Immunoglobulin G (IgG)

Immunoglobulin G là kháng thể nhỏ nhất và phong phú nhất trong hệ thống, bao gồm khoảng 80% các globulin miễn dịch. Đây là loại kháng thể duy nhất có thể di chuyển qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi. Điều này cung cấp khả năng miễn dịch thụ động tự nhiên cho thai nhi. Immunoglobulin G là một loại kháng thể chống lại các tác nhân lây nhiễm trong máu và các mô. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập khả năng miễn dịch sau nhiễm trùng.

Immunoglobulin A (IgA)

Immunoglobulin A là kháng thể phong phú thứ hai, chiếm khoảng 10-15% các globulin miễn dịch. Nó thường có trong các chất bài tiết của cơ thể như sữa, nước bọt, mồ hôi và nước mắt. Immunoglobulin A đóng vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên cho các bề mặt niêm mạc tiếp xúc với kháng nguyên. Nó ngăn chặn sự gắn kết của vi khuẩn và virus vào các tế bào biểu mô của cơ thể. Immunoglobulin A cũng hoạt động bằng cách trung hòa độc tố vi khuẩn và virus.

Immunoglobulin M (IgM)

Immunoglobulin M là kháng thể có kích thước lớn nhất, nhưng chỉ chiếm 10% của tất cả các globulin miễn dịch. Nó tương đối nặng hơn các kháng thể khác. Immunoglobulin M là loại kháng thể mà thai nhi tạo ra sớm nhất. Nó hiện diện phần lớn trong nội mạch và có nhiệm vụ bảo vệ chống lại nhiễm trùng máu. Đây là lý do tại sao các bác sĩ thường liên hệ sự thiếu hụt Immunoglobulin M với nhiễm trùng máu.

Immunoglobulin D (IgD)

Immunoglobulin D ít được biết đến hơn so với các globulin miễn dịch khác. Nó có trong các mô lót ngực và bụng. Mặc dù vai trò của Immunoglobulin D trong miễn dịch là không rõ ràng, một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy mức độ ảnh hưởng của Immunoglobulin D ở những người mắc các bệnh tự miễn do viêm như lupus ban đỏ hệ thống.

Immunoglobulin E (IgE)

Immunoglobulin E là kháng thể ít phong phú nhất trong hệ thống, có ở dạng vết trong huyết thanh. Nồng độ Immunoglobulin E tăng lên khi cơ thể phản ứng với phấn hoa, lông động vật và bào tử nấm. Nó có mặt với số lượng lớn ở những người bị bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô và bệnh chàm. Immunoglobulin E phát triển trong lớp niêm mạc của đường hô hấp và ruột. Nó cũng đóng một vai trò trong các phản ứng viêm, quá mẫn và nhiễm trùng giun sán.

Kháng thể và kháng nguyên

Do mối quan hệ giữa chúng trong bệnh, các nhà nghiên cứu thường thảo luận về kháng thể trong hoạt động của kháng nguyên. Nhưng cả hai đều đối lập rõ ràng trong thành phần và hành vi.

  • Kháng thể là một protein phát triển để phản ứng với xâm nhập từ ngoài (kháng nguyên). Kháng nguyên có thể là protein, lipid, carbohydrate hoặc axit nucleic.
  • Kháng thể là thành phần thiết yếu của phản ứng miễn dịch và bảo vệ chống lại bệnh tật, trong khi kháng nguyên thường gây ra phản ứng có hại cho cơ thể hoặc phản ứng dị ứng.
  • Một số kháng thể được gọi là immunoglobulin, trong khi kháng nguyên được gọi là immunogens.
  • Một điểm khác biệt chính giữa kháng thể và kháng nguyên nằm ở nguồn gốc của chúng. Một kháng thể phát triển bên trong cơ thể, trong khi các kháng nguyên lạ với cơ thể và có nguồn gốc bên ngoài.
  • Các kháng thể vẫn còn trong cơ thể vài tuần đến vài năm sau khi bị nhiễm trùng, các kháng nguyên sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hóa hoặc bị loại bỏ để giúp ngăn ngừa hoặc ngăn chặn nhiễm trùng.

Xét nghiệm kháng thể là gì?

Xét nghiệm kháng thể là việc là đo mức độ kháng thể trong máu. Điều này cho thấy tình trạng nhiễm trùng gần đây hoặc trong quá khứ. Kết quả từ xét nghiệm kháng thể cung cấp một số thông tin chi tiết, bao gồm:

  • Một bệnh nhiễm trùng trong quá khứ
  • Sự cần thiết của một loại vaccine tăng cường
  • Khả năng tương thích của các cơ quan, mô và chất lỏng để cấy ghép
  • Mức độ đáp ứng miễn dịch với các mô của chính cơ thể (trong trường hợp bệnh tự miễn dịch)

Xét nghiệm kháng thể âm tính cũng giúp loại trừ một số bệnh nhiễm trùng. Một trong những hạn chế lớn của xét nghiệm kháng thể là không có khả năng chẩn đoán bệnh nhiễm trùng hiện tại. Điều này là do có thể mất khoảng 1-3 tuần sau khi bị nhiễm trùng thì các kháng thể mới có thể được phát hiện trong xét nghiệm.

Kết luận, các kháng thể đóng một vai trò bảo vệ quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh tật của cơ thể. Chúng nhận biết, đánh dấu và loại bỏ những kẻ xâm lược ngoại lai như vi khuẩn và virus. Sự hiện diện của các kháng thể trong máu cho thấy tình trạng nhiễm trùng gần đây hoặc trong quá khứ. Kháng thể cũng cho biết mức độ phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch. Các nghiên cứu tạo ra các kháng thể có thể cải thiện việc chẩn đoán và điều trị các bệnh khác nhau đang được thực hiện.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phát hiện kháng thể chặn được biến chủng Delta

 

Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Medical News Today) -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm