Sáng ngày 14/4/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, đã chủ trì Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh COVID-19. Đây là Hội nghị Cấp cao đầu tiên của ASEAN được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự đầy đủ của Lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN.
Các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố của hội nghị về ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Theo đó, các nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là một đại dịch vào ngày 11/ 3 / 2020, và nó đã ảnh hưởng tiêu cực với an sinh của người dân và phát triển kinh tế-xã hội toàn cầu. Dịch bệnh đã gây ra nhiều mất mát về tính mạng của người dân.
Các quốc gia cũng bày bỏ sự ngợi khen tới các chuyên gia y khoa, nhân viên y tế và đội ngũ chống dịch ở tuyến đầu.
Các nước ASEAN tái khẳng định quyết tâm và cam kết, trên tinh thần một ASEAN “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, duy trì đoàn kết, và cùng nhau hành động một cách quyết liệt nhằm kiểm soát sự lây lan cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với đời sống của người dân, nền kinh tế và xã hội khu vực.
Các biện pháp mà các quốc gia thành viên ASEAN đang áp dụng cũng như sự phối hợp với các đối tác của ASEAN và cộng đồng quốc tế trong ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát và ứng phó sự lây lan của COVID-19 được đánh giá cao, góp phần giải quyết các thách thức nghiêm trọng, nhiều mặt của dịch bệnh. Đồng thời việc thường xuyên trao đổi thông tin và chia sẻ giữa các quốc gia thành viên ASEAN và với các đối tác của ASEAN góp phần ứng phó hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Các quốc gia thống nhất kêu gọi đẩy mạnh một Cộng đồng ASEAN quan tâm và sẻ chia nơi mà các quốc gia thành viên ASEAN hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn khó khăn này.
Các nước ASEAN cam kết sẽ tăng cường hơn nữa các biện pháp hợp tác y tế công cộng nhằm kiểm soát đại dịch và bảo vệ người dân, gồm trao đổi kịp thời và minh bạch thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp ứng phó đại dịch của các quốc gia thành viên, nghiên cứu và phát triển dịch tễ học, điều trị lâm sàng, nghiên cứu và phát triển vắc-xin và thuốc chống virus, nâng cao năng lực hệ thống y tế công cộng của các quốc gia thành viên ASEAN, đồng thời bảo vệ và đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế công cộng.
Ngoài ra, các quốc gia cam kết tăng cường hợp tác nhằm cung ứng đầy đủ thuốc điều trị, vật tư và trang thiết bị y tế thiết yếu, bao gồm công cụ chẩn đoán, thiết bị bảo hộ cá nhân..v.v.. và khuyến khích thành lập Kho dự trữ vật tư y tế của khu vực cũng như tận dụng các kho dự trữ liên quan của ASEAN nhằm hỗ trợ nhu cầu của các quốc gia thành viên ASEAN trong các tình huống y tế công cộng khẩn cấp.
Nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó dịch bệnh ở cấp quốc gia và khu vực, bao gồm thành lập Mạng lưới các chuyên gia về y tế về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp thời gian tới. Ưu tiên an sinh của người dân trong nỗ lực tập thể của ASEAN phòng chống dịch COVID-19 và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho công dân của các quốc gia thành viên ASEAN bị ảnh hưởng bởi đại dịch tại các quốc gia thành viên hoặc nước thứ ba.
Tăng cường truyền thông đại chúng hiệu quả và minh bạch bằng nhiều hình thức gồm cập nhật kịp thời chính sách của các nước, các thông tin về sức khỏe cộng đồng và an toàn, đính chính các thông tin sai lệch và nỗ lực giảm kì thị và phân biệt đối xử. Khuyến khích kênh hợp tác thông tin ASEAN tăng cường hợp tác chống lại thông tin sai lệch và tin tức giả mạo, cũng như xây dựng Tài liệu hướng dẫn và một nền tảng chung để thúc đẩy chia sẻ thông tin kịp thời trong ASEAN.
Các nước ASEAN sẽ tiếp tục hợp tác trong đảm bảo an toàn xã hội cho người dân, ngăn chặn sự suy thoái và mất ổn định xã hội do tác động tiêu cực của đại dịch, tiếp tục nỗ lực kiến tạo và triển khai hệ thống cảnh báo rủi ro và phản ứng nhanh để giảm thiểu các khả năng rủi ro và nâng cao năng lực tự cường cho nhóm yếm thế. Xây dựng kế hoạch phục hồi sau đại dịch để chia sẻ các bài học kinh nghiệm, khôi phục kết nối ASEAN, ngành du lịch, hoạt động kinh doanh và hoạt động xã hội thường ngày của ASEAN, ngăn chặn khả năng suy thoái kinh tế.
Các nhà lãnh đạo cũng đánh giá cao vai trò tích cực của Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) và kết quả làm việc của Nhóm công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng Điều phối ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) cũng như các cơ quan chuyên ngành khác của ASEAN. Chỉ đạo ACCWG-PHE hỗ trợ ACC đảm nhiệm vai trò cơ quan điều phối chính các phản ứng tổng thể của ASEAN trong các tình huống y tế công cộng khẩn cấp.
ASEAN thống nhất hỗ trợ tái phân bổ các quỹ hiện có; khuyến khích các Đối tác của ASEAN hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong hợp tác chống dịch COVID-19, bao gồm cả việc đề xuất thành lập Quỹ ứng phó dịch ứng COVID-19 của ASEAN.
Các quốc gia thành viên nhấn mạnh cam kết duy trì thống nhất và cẩn trọng trong ứng phó với dịch COVID-19; cam kết hợp tác chặt chẽ với WHO, các đối tác của ASEAN và cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, bảo vệ an toàn và sinh kế của người dân, duy trì sự ổn định kinh tế xã hội; đồng thời giữ vững đà xây dựng Cộng đồng ASEAN vì sự phát triển bền vững, tăng trưởng bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: CÙNG CON TRẺ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 - Phần 5
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.