Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng suy nhược do HIV

Hội chứng suy nhược do HIV được định nghĩa là quá trình sụt cân tiến triển, ngoài mong muốn, thường thấy ở bệnh nhân HIV.

Hội chứng suy nhược do HIV

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã phân loại hội chứng suy nhược do HIV như một điều kiện để xác định AIDS vào năm 1987, và đã được xác định theo các tiêu chí sau:

  • Giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể;
  • Sụt cân xảy ra cùng với tình trạng tiêu chảy mạn tính
  • Sụt cân xảy ra đồng thời với tình trạng sốt
  • Sụt cân trong thời gian ít nhất 30 ngày;
  • Sụt cân mà không phải là do một tình trạng nào khác ngoài HIV.

Không nên nhầm lẫn sụt cân với việc giảm cân. Giảm cân (weight loss) là mất đi khối lượng chung của toàn cơ thể, còn sụt cân (wasting) là sự giảm cả về kích thước và khối lượng cơ thể, đáng chú ý nhất là giảm khối lượng cơ. Ví dụ, một trường hợp có thể xảy ra là người có HIV có thể giảm đáng kể khối lượng cơ trong khi lại tăng chất béo trong cơ thể.

Nguyên nhân gì gây ra hội chứng suy nhược do HIV?

Trong thời kỳ nhiễm HIV, cơ thể có thể tiêu thụ rất nhiều năng lượng dự trữ. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nhiễm HIV - ngay cả những người vẫn còn khoẻ và không có triệu chứng - sẽ đốt cháy trung bình nhiều hơn 10% calo so với những người bình thường. Vì protein dễ chuyển đổi thành năng lượng hơn chất béo nên cơ thể sẽ chuyển hóa protein tại cơ đầu tiên khi nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể cạn kiệt hoặc không đủ.

Sự cạn kiệt protein huyết thanh có thể là do suy dinh dưỡng hoặc rối loạn hấp thu – tình trạng mà cơ thể không thể hấp thụ chất dinh dưỡng.

Trong các trường hợp suy nhược do HIV, tiêu chảy mãn tính thường đi kèm với sự giảm hấp thu dinh dưỡng và có thể là kết quả của việc nhiễm HIV vì vi rút HIV sẽ gây tổn thương các mô niêm mạc ruột.

Sự mất khối cơ sẽ xảy ra từ từ và thường được ghi nhận ở người bị AIDS, mặc dù nó có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình nhiễm HIV.

Suy nhược do HIV và Điều trị Kháng Vi-rút HIV

Trước khi phối hợp điều trị ARV tỷ lệ suy nhược ở người bệnh HIV ước tính cao đến 37%. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, khi điều trị ARV, tỷ lệ bị suy nhược sẽ giảm chỉ còn từ 20% đến 34% bệnh nhân.

Trong khi ARV được biết là cải thiện tình trạng sụt cân và suy dinh dưỡng ở những người HIV, nhưng ARV có thể không thực sự có thể ngăn ngừa việc mất khối cơ hoặc không thể hồi phục được việc mất khối cơ sau khi cân nặng được phục hồi. Vấn đề khiến nhiều người có HIV lo lắng là mất khối cơ sẽ làm tăng nguy cơ tử vong. Ước tính, mất 3% khối cơ sẽ bắt đầu làm tăng nguy cơ tử vong và mất trên 10% khối cơ sẽ làm tăng nguy cơ tử vong lên từ 4-6 lần.

Điều trị và dự phòng suy nhược do HIV

Hiện nay không có phương pháp tiếp cận chuẩn để điều trị suy nhược do HIV vì thường có những nhân tố chồng chéo góp phần vào tình trạng này (ví dụ: bệnh đồng thời, tác dụng điều trị thuốc, suy dinh dưỡng). Tuy nhiên, có những hướng dẫn chung để kiểm soát hiệu quả tình trạng suy dược do HIV:

  • Bắt đầu sử dụng ARV để giảm nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, bao gồm cả các nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống để tăng lượng calo lên 10% (và lên đến 30% ở những người hồi phục sau bệnh tật). Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, bao gồm giữ nguyên lượng chất béo, carbohydrate và protein. Tiến hành truyền thông và tư vấn dinh dưỡng cho những người mắc phải các vấn đề về cân nặng (ví dụ như cân nặng thấp hoặc mắc phải hội chứng chuyển hóa) hoặc với những người không thể tiếp cận tới nguồn thực phẩm lành mạnh. 
  • Đảm bảo tập thể dục thường xuyên, tập trung vào việc tập luyện có sức cản để xây dựng hoặc duy trì cơ bắp. 
  • Các sản phẩm dinh dưỡng lỏng có thể hữu ích cho những người gặp khó khăn khi ăn thức ăn cứng hoặc những người ăn nhưng không thể tăng cân. Tuy nhiên, giống như thực phẩm chức năng, các sản phẩm này không thể  thay thế một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng.
  • Mặc dù việc uống đa vitamin hàng ngày được khuyếnnghị để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy việc này có hiệu quả với những người bị suy nhược do HIV.
  • Trong trường hợp tiêu chảy dai dẳng hoặc mãn tính, cần tiến hành chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán xác định. Thuốc chống tiêu chảy nên được kê đơn để giúp làm giảm tần số hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiêu chảy. Thuốc Mytesi (crofelemer) đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt trong năm 2012 để điều trị tiêu chảy ở những người có HIV.
  • Trong trường hợp suy nhược nghiêm trọng, việc sử dụng hoóc môn tăng trưởng của người (GH) có thể giúp khôi phục khối lượng cơ trong một số trường hợp, mặc dù việc điều trị rất tốn kém và hiệu quả sẽ giảm xuống khi ngừng điều trị.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Kiểm soát phản ứng phụ của việc điều trị HIV

Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm