Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

HIV và bệnh thận

Mối liên hệ giữa bệnh thận và HIV khá là “khăng khít”, đặc biệt ở những bệnh nhân có HIV lâu năm.

HIV và bệnh thận

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Chức năng cơ bản của thận là lọc chất thải và nước thừa từ máu. Trên thực tế, thận lọc khoảng 240 lít máu mỗi ngày và thải ra ngoài khoảng 2.5 lít nước và sản phẩm thừa mỗi ngày. Chất thải này được thải ra ngoài thông qua nước tiểu.

Chức năng thận bình thường là thiết yếu với mỗi người để có thể sống và thực hiện các hoạt động bình thường. Không may thay, điều này không phải luôn xảy ra với những người có xu hướng mắc bệnh nhiễm trùng, chấn thương hoặc tiếp xúc với chất độc.

Một số ví dụ về nguyên nhân dẫn đến giảm chức năng thận:

  • Tiểu đường
  • Tăng huyết áp
  • HIV
  • Viêm gan B hoặc C
  • Sỏi thận tái phát
  • Bệnh thận đa nang
  • Lupus
  • Sử dụng quá liều thuốc giảm đau, đặc biệt là acetaminophen hoặc ibuprofen
  • Sử dụng cocaine hoặc heroin
  • Tuổi già
  • Những người có tiền sử gia đình bệnh thận

Trên thực tế, khoảng 30% số người bị HIV được chẩn đoán có protein trong nước tiểu, một chất không được tìm thấy trong nước tiểu người bình thường. Khoảng 10% trong số họ sẽ tiến triển thành bệnh thận.

Điều này có nghĩa là khoảng 2% số người ở giai đoạn cuối bệnh thận sẽ có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Tại sau bệnh thận dễ gặp ở những người HIV

Có nhiều nguyên nhân và loại bệnh thân ở những người mắc HIV. Với một số người, đó là do virus gây tổn thương thận. Với những người khác, thuốc điều trị HIV có thể góp phần gây tổn thương.

Hoại tử ống thận cấp là tình trạng ống thận bị tổn thương do những chất hóa học, bao gồm một số thuốc điều trị HIV. Một trong số những loại thuốc đó là Viread (tenofovir) có thể cản trở khả năng của thận lọc chất thải, gây nên bất thường trong chức năng và thậm chí dẫn đến suy thận

Hội chứng Fanconi cũng gây tổn thương ống thận, mất khả năng của thận tái hấp thư những chất điện giải và glucose.

Toan lactic là tình tràng đe dọa đến tính mạng liên quan đến những loại thuốc điều trị HIV cũ như Zerit (stavudine) dẫn đến tích tụ acid lactic rong máu. Thận là một hệ thông có thể bị tổn thương nghiêm trọng do toan lactic.

Sỏi thận được biết đến là nguyên nhân gây tắc nghẽn cấu trúc thận cũng như giảm oxy đến mô. Một số thuốc HIV làm tăng tỉ lệ sỏi thận như Crixivan (indinavir) và Reyataz (atazanavir)

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh thận

Không may thay, hầu hết dấu hiệu thực thể của bệnh thận chỉ xảy ra sau khi thận bị tổn thương đáng kể. Triệu chứng thấy được của bệnh như phù tay, mặt và chân đặc biệt xảy ra chỉ ở những trường hợp nặng. Thay đổi trong tiểu tiện như giảm số lượng nước tiểu hoặc thay đổi màu sắc hoặc nồng độ nước tiểu có thể là gợi ý cho tình trạng giảm chức năng thận.

Bởi triệu chứng của bệnh thận có thể rõ ràng hoặc không, do đó rối loạn về thận thường được xác nhận bằng một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Định lượng nồng độ nitrogen trong máu (sản phẩm thừa được lọc bởi thận). Khi thận mất chức năng, lượng chất thải chứa nito trong máu tăng cao, đó là giá trị BUN.
  • Creatinine là một chất tạo ra khi cơ bị phá hủy, được lọc khỏi máu qua thận. Khi thận bị tổn thương, creatine tích tụ, cung cấp bằng chứng cho tổn thương thận.
  • Protein tìm thấy trong máu cũng chỉ ra vấn đề về thận vì thận bình thường sẽ tái hấp thu protein trong quá trình lọc.

Bên cạnh các xét nghiệm máu và nước tiểu có thể cảnh báo bác sĩ về sự tiến triển của bệnh thận và là phương pháp phổ biến nhất, sinh thiết mô thận lại là phương tiện chẩn đoán tốt nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Biến chứng của HIV

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm