Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

HIV và sự thiếu hụt vitamin D

Theo một nghiên cứu năm 2012, trên 85% số người nhiễm HIV có nồng độ vitamin D thấp.

HIV và sự thiếu hụt vitamin D

Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khoẻ xương, sự cân bằng canxi và chức năng miễn dịch. Nhưng đối với những người có HIV, nồng độ vitamin D trong cơ thể họ thường thấp.Mặc dù có nhiều lý do dẫn đến nồng độ vitamin D thấp, tuy nhiên HIV rõ ràng có góp phần vào việc này và sự thiếu hụt tiếp diễn liên tục có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ lâu dài của bạn.

Chúng ta lấy Vitamin D ở đâu?

Vitamin D là một trong những vitamin tan trong dầu. Không giống như các loại vitamin khác, vitamin D chỉ được tìm thấy trong một số nguồn thực phẩm - như một số loại cá và thực phẩm bổ sung, như sữa và ngũ cốc. Hầu hết vitamin D được tạo ra trong cơ thể sau khi phơi nắng.

Khi da của cơ thể bạn tiếp xúc với tia cực tím của ánh sáng mặt trời, một phân tử giống như cholesterol được giải phóng vào dòng máu, tiến tới gan. Khi ở trong gan, nó chuyển thành 25-hydroxyvitamin D. Phân tử này sau đó di chuyển đến thận nơi nó được chuyển đổi thành 1,25 dihydroxyvitamin D, dạng hoạt hóa của vitamin D.

Chúng ta cũng có thể nhận được Vitamin D từ các chất bổ sung, hoặc là những viên vitamin D, vitamin tổng hơp. Ngoài ra còn có các đơn thuốc vitamin D dành cho những bệnh nhân bị bệnh và có nồng độ vitamin D thấp.

Nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin D

Có một số lý do khiến một người có thể thiếu vitamin D. Đối với một số người thì có thể do các bệnh liên quan đến tình trạng này như bệnh gan và thận - vì chức năng gan và thận rất cần thiết cho sự trao đổi chất của vitamin D trong cơ thể.

Bệnh Celiac hoặc các bệnh khác ngăn ngừa sự hấp thu vitamin D đúng cách trong ruột, cũng có thể gây thiếu hụt vitamin D.

Những người ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời và/hoặc có chế độ ăn uống ít vitamin D cũng có thể bị thiếu vitamin D.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp "nạp" vitamin D cho cơ thể

Bệnh béo phì và các loại thuốc cũng có ảnh hưởng đến cách vitamin D được tạo ra trong cơ thể, giống như một số loại thuốc chống động kinh cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D.

HIV và thiếu vitamin D

Theo một nghiên cứu năm 2012, trên 85% số người nhiễm HIV có nồng độ vitamin D thấp.

Ngoài ra, có bằng chứng khoa học cho thấy một số loại thuốc kháng retrovirus nhất định, ngăn cản sự hình thành vitamin D trong cơ thể. Điều này có thể góp phần vào sự thiếu hụt vitamin D ở những người bị nhiễm HIV.

Sự thiếu hụt Vitamin D được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Sự thiếu hụt Vitamin D được chẩn đoán bằng cách đo lượng 25-hydroxyvitamin D trong máu.

May mắn thay, có một cách tương đối dễ dàng để khôi phục nguồn vitamin D - bằng cách bổ sung vitamin D. Bác sĩ có thể kê toa thuốc thích hợp cho bệnh nhân - liều thông thường được kê toa là 50.000 IU vitamin D uống mỗi tuần một lần trong 8 tuần.

Sau khi hồi phục mức vitamin D, bác sĩ sẽ kê toa liều 400 đến 800 IU vitamin D3 uống mỗi ngày. Một số chuyên gia cho rằng liều cao vitamin D là cần thiết mỗi ngày để duy trì sự cân bằng lành mạnh.

Bổ sung vitamin D thường được khuyến cáo khi mức độ 25-hydroxyvitamin D dưới 10 ng/ml.

Cần lưu ý rằng mặc dù sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến việc tiếp xúc ít với ánh sáng mặt trời, bạn vẫn sẽ cần phải tự bảo vệ mình khỏi những tác hại của ánh nắng.

Hãy chắc chắn rằng sự thiếu hụt vitamin D không phải là vấn đề đối với bạn và bạn đang làm mọi thứ để duy trì nồng độ của loại vitamin quan trọng này. Nếu bạn đã dùng bất kỳ chất bổ sung nào, hãy chắc chắn rằng bạn đã tham khảo lời khuyên bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 bệnh thường gặp liên quan đến thiếu hụt vitamin D

Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm