Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng Sheehan sau sinh

Suy tuyến yên có thể do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó có hội chứng Sheehan gặp ở những phụ nữ sau sinh.

Hội chứng Sheehan là một rối loạn gặp ở phụ nữ do mất một lượng máu đe dọa đến tính mạng hoặc hạ huyết áp nghiêm trọng trong hoặc sau khi sinh. Những yếu tố này có thể làm giảm lượng oxy của cơ thể và gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở các cơ quan và mô thiết yếu. Trong các trường hợp bị hội chứng Sheehan, tổn thương xảy ra ở tuyến yên – một tuyến nhỏ ở não.

Hội chứng Sheehan có thể gây ra suy tuyến yên, còn được gọi là suy tuyến yên sau sinh. Bệnh hiếm khi xảy ra ở những nước công nghiệp hóa nhưng vẫn còn là một mối đe dọa lớn đối với phụ nữ ở các nước đang phát triển.

Điều trị hội chứng Sheehan bao gồm việc sử dụng liệu pháp hóc-môn thay thế.

Triệu chứng

Những triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng Sheehan thường xuất hiện từ từ, sau thời gian vài tháng, thậm chí là hàng năm. Nhưng đôi khi các vấn đề này xảy ra ngay lập tức ở những phụ nữ cho con bú.

Những dấu hiệu của hội chứng Sheehan xảy ra do sự thiếu hụt hóc-môn của tuyến yên điều khiển: tuyến giáp, tuyến thượng thận, sản xuất sữa và chu kì kinh nguyệt.

Các dấu hiệu này bao gồm:

  • Khó khăn trong việc cho con bú hoặc không thể cho con bú
  • Không có kinh nguyệt (vô kinh) hoặc kinh nguyệt không thường xuyên (Kinh thưa)
  • Rụng lông mu hoặc lông nách
  • Chức năng tâm thần chậm chạp, tăng cân và khó khăn giữ ấm giống như các triệu chứng của suy giáp
  • Huyết áp thấp
  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim không đều
  • Mất hứng thú tình dục

Ở nhiều phụ nữ, những triệu chứng của hội chứng Sheehan không đặc biệt và thường do nhiều yếu tố khác. Ví dụ như mệt mỏi đi đôi với việc làm mẹ lần đầu. Bạn không thể nhận ra bạn bị hội chứng Sheehan cho đến khi bạn cần điều trị vì thiếu hóc-môn tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận.

Sự xuất hiện của các triệu chứng còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương tuyến yên. Một số phụ nữ sống nhiều năm mà không biết rằng tuyến yên của họ hoạt động không phù hợp. Sau đó, một tác nhân vật lí gây stress nặng, ví dụ như nhiễm trùng nặng, gây nên suy tuyến thượng thận.

Nguyên nhân

Mặc dù có nhiều vấn đề có thể dẫn tới suy tuyến yên nhưng hội chứng Sheehan do mất máu nặng hoặc tụt huyết áp nhiều trong và sau khi sinh. Các yếu tố này có thể gây tổn thương tuyến yên, phá hủy các mô sản xuất hóc-môn khiến cho tuyến này không thể hoạt động bình thường.

Các hóc-môn tuyến yên bao gồm: GH, ADH, TSH, LH, FSH, ACTH, prolactin, điều hòa phần còn lại của hệ nội tiết, các tín hiệu của các tuyến khác để làm tăng hoặc giảm sản xuất hóc-môn kiểm soát chuyển hóa, sinh sản, huyết áp, sản xuất sữa và nhiều chức năng thiết yếu khác. Thiếu bất kì hóc-môn nào trong những hóc-môn này đều có thể gây ra những vấn đề của toàn cơ thể mặc dù các triệu chứng có thể phát triển từ từ khiến bạn không chú ý tới.

Yếu tố nguy cơ

Bất kì bệnh lí nào làm tăng khả năng bị mất máu nhiều hoặc tụt huyết áp khi sinh như đa thai hoặc các vấn đề về rau thai, có thể làm bạn tăng nguy cơ bị hội chứng Sheehan.

Tuy nhiên, chảy máu là một biến chứng hiếm gặp khi sinh và thậm chí hội chứng Sheehan còn ít phổ biến hơn. Cả hai rủi ro này đều có thể được giảm thiểu bằng chăm sóc và theo dõi hợp lí trước và trong khi sinh.

Biến chứng

Do các hóc-môn tuyến yên điều hòa nhiều khía cạnh của chuyển hóa nên hội chứng Sheehan có thể gây ra nhiều vấn đề:

Suy thượng thận: một bệnh lí nghiêm trọng khi tuyến thượng thận sản xuất quá ít hóc-môn cortisol

Biến chứng nguy hiểm dẫn là suy thượng thận cấp, gây đe dọa tính mạng vì có thể dẫn đến tụt huyết áp nghiêm trọng, sốc, hôn mê và tử vong.

Suy thượng thận thường xảy ra khi cơ thể bị stress rõ rệt như phẫu thuật hoặc có bệnh lí nặng và tuyến thượng thận sản xuất quá ít cortisol – một hóc-môn chống stress mạnh.

Chẩn đoán

Chẩn đoán hội chứng Sheehan có thể gặp khó khăn vì nhiều triệu chứng trùng lặp với các bệnh khác. Để chẩn đoán hội chứng Sheehan, bác sĩ có thể:

  • Khai thác kĩ lưỡng tiền sử bệnh của bạn: điều quan trọng là cần chú ý bất kì biến chứng nào khi sinh mà bạn có thể gặp phải; cũng như nếu bạn không tiết sữa hoặc không có kinh nguyệt trở lại.
  • Xét nghiệm máu: nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị suy tuyến yên, bạn sẽ được làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các hóc-môn.
  • Xét nghiệm kích thích hóc-môn tuyến yên: bạn có thể được chỉ định một xét nghiệm để kích thích tuyến yên sản xuất hóc-môn, bao gồm việc tiêm hóc-môn và làm lại xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng của tuyến yên.
  • Chẩn đoán hình ảnh: bạn có thể được làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bao gồm chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính để đánh giá kích thước của tuyến yên cũng như tìm các vấn đề khác có thể gây ra triệu chứng của bạn, ví dụ như u tuyến yên.

Điều trị

Điều trị hội chứng Sheehan bao gồm việc sử dụng hóc-môn thay thế cả đời. Bác sĩ có thể kê cho bạn một hoặc nhiều thuốc dưới đây

Corticoid: ví dụ như hydrocortison hoặc prednison để thay thế các hóc-môn thượng thận không sản xuất đủ do thiếu ACTH.

Bạn có thể cần thay đổi thuốc nếu bạn bị bệnh nặng hoặc trải qua một tress mạnh. Trong những trường hợp này, có thể sẽ sản xuất nhiều cortisol để chống stress. Bạn cũng có thể cần được chỉnh liều khi bị cảm cúm, tiêu chảy hoặc nôn mửa, hoặc có phẫu thuật hay thủ thuật nha khoa.

Thay đổi liều cũng có thể cần thiết khi mang thai hoặc tăng cân, giảm cân. Tránh sử dụng liều cao hơn cần thiết sẽ giúp bạn hạn chế được tác dụng phụ của corticoid.

Levothyroxin (Levoxyl, Synthroid…): giúp bổ sung hóc-môn tuyến giáp do thiếu hụt TSH.

Nếu bạn thay đổi loại thuốc, hãy báo cho bác sĩ để đảm bảo bạn vẫn nhận được đủ liều. Không được bỏ liều hoặc dùng thuốc khi bạn cảm thấy tốt hơn vì các triệu chứng sẽ dần xuất hiện trở lại.

Estrogen: bạn có thể chỉ cần sử dụng estrogen đơn độc nếu đã cắt bỏ tử cung hoặc dùng phối hợp estrogen và progesteron nếu bạn vẫn còn tử cung.

Sử dụng estrogen có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ ở những phụ nữ vẫn còn có khả năng tự chế tiết estrogen. Nguy cơ này sẽ giảm đi ở những phụ nữ sử dụng estrogen thay thế do không còn khả năng chế tiết. Các miếng dán estrogen có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ thấp hơn.

Lần mang thai tiếp theo của bạn có thể cần được chuẩn bị bằng LH và FSH hay còn được gọi là các gonadotropin. Chúng được tiêm vào để kích thích rụng trứng. Sau tuổi 50 là độ tuổi mãn kinh tự nhiên, bạn hãy thảo luận với bác sĩ về những rủi ro cũng như lợi ích của việc tiếp tục sử dụng estrogen hoặc dùng phối hợp estrogen và progesteron.

Hóc-môn tăng trưởng: một số nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hóc-môn tăng trưởng thay thế ở những phụ nữ bị hội chứng Sheehan cũng như những người bị suy tuyến yên các loại khác, có thể giúp cơ thể có tỉ lệ cơ-mỡ bình thường, giảm nồng độ cholesterol và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra cứng khớp và ứ dịch.

Bác sĩ chuyên khoa nội tiết có thể xét nghiệm máu định kì cho bạn để đảm bảo bạn sử dụng phù hợp, không quá nhiều bất kì hóc-môn nào.

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo mayoclinic
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm