Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hỏa trị liệu - chữa bệnh bằng cách đốt lửa trên cơ thể

Hỏa trị liệu là phương pháp dùng cồn đốt bên ngoài cơ thể để chữa bệnh, hiện chỉ có Bệnh viện Châm cứu Trung ương được phép thực hiện.

Gần đây nhiều spa, cơ sở thẩm mỹ tại TP HCM quảng cáo phương pháp hỏa trị liệu để thải độc, lưu thông khí huyết, làm đẹp da, giảm cân... Cách thức là dùng chiếc khăn phủ lên người, đổ cồn lên khăn rồi đốt. 

Tiến sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Viện phó Y dược học dân tộc TP HCM, cho biết hỏa trị liệu là phương pháp có từ lâu của y học cổ truyền, nguyên tắc là dùng lửa đốt trên cơ thể người, sử dụng sức nóng cồn để thúc đẩy cơ thể hấp thu Đông dược qua da. Phương pháp này được áp dụng để chữa bệnh xương khớp, đau vai gáy, thoát vị cột sống thắt lưng, các bệnh lý da, đau bụng kinh, mất ngủ, viêm mũi dị ứng...

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có Bệnh viện Châm cứu Trung ương được Bộ Y tế giao triển khai và được phép cấp bằng đào tạo phương pháp này. Ở TP HCM, Viện Y dược học dân tộc có 53 y bác sĩ được đào tạo kỹ thuật và đang xin Sở Y tế TP HCM cấp giấy phép thực hiện.

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Bệnh viện Châm cứu Trung ương thực hiện hoả trị liệu cho bệnh nhân tại Viện Y dược học dân tộc TP HCM chiều 24/11. Ảnh: Hoàng Lê.

Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Bệnh viện Châm cứu Trung ương thực hiện hỏa trị liệu cho bệnh nhân tại Viện Y dược học dân tộc TP HCM chiều 24/11. Ảnh: Hoàng Lê.

 

Theo bác sĩ Lan, nếu thực hiện đúng cách, hỏa trị liệu có tác dụng với nhiều bệnh lý da, thải chất độc, chất nhờn qua lỗ chân lông. Phương pháp này khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi nên cũng có tác dụng giảm cân.

"Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với những người thể hàn, nếu không sẽ có nguy cơ mất nước, nóng bốc hỏa, thậm chí trụy tim mạch", bác sĩ Lan cho biết.

Theo bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng Đơn vị Hỏa trị liệu, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hỏa trị liệu bao gồm phương pháp tác động nhiệt lên da như cứu, đốt lửa, đắp, dán, xông hơi tinh dầu, day ấn huyệt. Từ năm 2017 Bộ Y tế muốn đưa hỏa trị liệu thành phương pháp điều trị phổ biến trong y học cổ truyền. Tuy nhiên phương pháp này có thể có một số tác dụng không mong muốn như bỏng, mất nước hoặc điện giải, kích ứng da hoặc dị ứng với tinh dầu, cần xử trí phù hợp.

Lưu ý trong hỏa trị liệu

- Không tắm nước lạnh, không ăn đồ lạnh ít nhất sau 4 giờ trị liệu (mùa hè) và mùa đông là 6 giờ.

- Tránh gió, tránh lạnh, luôn giữ ấm cơ thể.

- Uống nước ấm trước và sau khi hỏa trị liệu, tốt nhất nên uống oresol.

- Sau 2 tiếng mới bóc màng tinh dầu.

- Kiêng quan hệ tình dục trong vòng 4 giờ sau hỏa trị liệu.

- Tốt nhất là thực hiện sau ăn khoảng một giờ.

Không hỏa trị liệu khi trời nắng 39-40 độ C hoặc mưa quá to, phụ nữ có thai, đang trong kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân tâm thần. Người có bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da có viêm nhiễm, bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh ung thư, cũng không nên dùng.

Bác sĩ khuyến cáo không có phương pháp làm đẹp, trị bệnh nào phù hợp với tất cả mọi người. Người bệnh cần được bác sĩ khám, tư vấn để lựa chọn phương pháp phù hợp với cơ địa, tình trạng bản thân. Những phương pháp làm đẹp tự nhiên như tập thể dục, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ trái cây, sống lành mạnh giúp khỏe đẹp từ bên trong lẫn bên ngoài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phương tây nghĩ gì về y học cổ truyền Trung Hoa?

Lê Phương - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm